Nước mía là nước được ép từ thân cây mía để loại bỏ phần bã và chỉ lấy phần nước. Nước mía là loại nước uống được yêu thích tại nước ta bởi công dụng giải khát, cung cấp năng lượng tức thời. Nếu bạn đang băn khoăn nước mía bao nhiêu calo? Uống nước mía có tăng cân không? thì đây chính là bài viết dành cho bạn.
Nước mía bao nhiêu calo?
Nước mía là loại nước uống ngon ngọt và tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người còn lo lắng vì cho rằng loại nước này chứa hàm lượng đường và calo khá cao. Cứ 100ml nước mía nguyên chất cung cấp khoảng 270 calo – khá cao so với những loại nước trái cây khác. Tuy nhiên, hàm lượng calo trong mía có thể thay đổi tùy loại mía, độ nguyên chất và cách chế biến.
Bạn đang xem: Nước mía bao nhiêu calo? Uống nước mía có tăng cân không?
Ngoài calo và đường, nước mía cũng cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể như chất xơ (100ml nước mía có thể đáp ứng 50% nhu cầu chất xơ của cơ thể trong ngày), các loại vitamin quan trọng (Vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6), các khoáng chất thiết yếu (Magie, đồng, kali, phốt pho, kẽm…) và các chống oxy hóa.
Uống nước mía có tác dụng gì?
Xem thêm : Bánh Chuối Hấp Nước Cốt Dừa
Với những thành phần dinh dưỡng trên đây, uống nước mía mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe như:
- Nước mía có thể cung cấp năng lượng tức thời cho thể nhờ hàm lượng đường và calo cao, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng tụt huyết áp, hạ đường huyết.
- Nước mía có tác dụng giúp thải độc gan, ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến vấn đề gan nhiễm độc.
- Ngoài vitamin và khoáng chất, nước mía còn chứa một lượng lớn hợp chất thực vật flavonoid giúp phòng ngừa nhiều bệnh ung thư. Hợp chất này cũng có tác dụng chống sưng viêm và dị ứng hiệu quả.
- Tính kiềm trong nước mía có thể trung hòa acid dạ dày, bảo vệ hệ tiêu hóa và giúp tiêu hóa tốt hơn.
- Các chất chống oxy hóa của nước mía có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của làn da và các tế bào trong cơ thể.
- Những người mệt mỏi, mới ốm dậy uống nước mía có thể bù đắp protein nhanh chóng, giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Uống nước mía có tăng cân không?
Uống nước mía có tăng cân không? Câu trả lời chắc chắn là có trong trường hợp chúng ta không kiểm soát được lượng phù hợp. Nước mía là nguyên liệu để làm đường nên bất cứ ai cũng biết trong nước mía chứa hàm lượng đường cực cao, nhất là mía tía. Chỉ 100ml nước mía có thể đáp ứng 15% nhu cầu đường trong cơ thể. Lượng đường khá cao vào trong cơ thể tạo ra nguồn năng lượng lớn. Nếu không đốt cháy hết nguồn năng lượng này, năng lượng sẽ tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ và chúng ta sẽ bị tăng cân.
Khi đã biết nước mía bao nhiêu calo, uống nước mía đúng cách không những không gây tăng cân mà còn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Lý do là:
- Trong nước mía chỉ chứa một lượng rất ít chất béo.
- Hàm lượng chất xơ trong nước mía cao nên uống nước mía tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm khác.
- Nước mía không chứa cholesterol xấu mà còn có tác dụng loại bỏ bớt cholesterol trong máu. Nhờ đó nước mía vừa giúp kiểm soát cân nặng, lại vừa giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thừa cân.
- Nước mía khá giàu dưỡng chất và năng lượng. Nhờ đó nước mía giúp giảm béo hiệu quả mà không khiến cơ thể bị suy nhược.
- Nước mía có thế tăng cường hiệu quả trao đổi chất và đốt cháy chất béo. Đây là lý do uống nước mía đúng cách chúng ta có thể giảm cân.
Uống nước mía có béo không? Uống nước mía giúp giảm cân là thật hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn sử dụng nước mía như thế nào. Các bằng chứng khoa học cho thấy, sử dụng đúng liều lượng, đúng cách, nước mía giúp giảm cân hiệu quả. Nếu uống quá nhiều và uống vô tội vạ không kiểm soát liều lượng, nước mía có thể là nguyên nhân gây tăng cân béo phì.
Uống nước mía giảm cân thế nào tốt cho sức khỏe?
- Theo các bác sĩ, mỗi người trưởng thành chỉ nên uống 100 – 200 ml nước mía trong ngày. Một tuần không nên uống quá 3 lần. Muốn giảm cân bằng nước mía, trước hết cần tìm hiểu nước mía bao nhiêu calo. Từ đó, bạn tính toán được lượng calo nạp vào cơ thể bằng những thực phẩm khác để tránh bị dư thừa calo dẫn đến tăng cân. Những người đang theo đuổi mục tiêu giảm cân an toàn từ thực phẩm tươi không nên nạp vào cơ thể quá 300 calo/bữa.
- Khi uống nước mía chúng ta không thêm đường và các chất làm ngọt khác. Bạn cũng không nên kết hợp nước mía với các nguyên liệu có tính ngọt khác như nước mía sầu riêng, nước mía dừa, nước mía hoa quả…
- Bạn nên sử dụng nước mía ép trực tiếp từ cây mía tươi, không sử dụng nước mía đóng lon bởi loại nước mía này chứa nhiều đường, calo và các chất bảo quản.
- Không nên uống nước mía buổi tối vì dễ dẫn đến dư thừa năng lượng. Buổi tối chúng ta thường dành thời gian nghỉ ngơi, ít vận động nên không đốt cháy nhiều calo. Lượng calo dư thừa này được cơ thể tích lũy dưới dạng mỡ và gây tăng cân.
- Những ai đang điều trị bệnh bằng thuốc, đang bị rối loạn tiêu hóa, tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, tiền tiểu đường không nên uống nước mía.
- Nước mía cần được uống sau khi ép hoặc uống trong ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh. Bạn không nên uống nước mía để qua đêm bởi các chất có thể bị biến đổi và vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh khi vào cơ thể.
- Nhiều người thắc mắc uống nước mía có bị tiểu đường không, câu trả lời là có nếu uống nhiều và nếu người uống có nguy cơ cao bị tiểu đường (tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường, người ít vận động, người bị mỡ máu cao, người hút nhiều thuốc lá…).
Xem thêm : Cách Làm Bánh Bông Lan Xốp Mềm Béo Thơm Tại Nhà
Những thông tin trên không chỉ giúp bạn biết được nước mía bao nhiêu calo mà còn tư vấn cho bạn cách uống nước mía khoa học để điều chỉnh cân nặng. Tuy nhiên, nếu muốn giảm cân nhanh chóng và hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng những thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân an toàn được Bộ Y tế cấp phép. Chúc bạn giảm cân thành công!
Xem thêm:
- Mít sấy bao nhiêu calo
- Quả bơ bao nhiêu calo
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực