Từ lâu, đông trùng hạ thảo đã nổi tiếng với công dụng bồi bổ sức khỏe. Trong thời gian gần đây, mọi người càng đổ xô đi tìm mua đông trùng hạ thảo nhiều hơn nhằm mục đích tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh COVID-19 mau chóng hồi phục.
Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), đông trùng hạ thảo rất quý hiếm. Sách cổ coi đông trùng hạ thảo bổ ngang nhân sâm.
Bạn đang xem: Những ai không nên dùng đông trùng hạ thảo?
Đông trùng hạ thảo đã xuất hiện trong tài liệu y học của Tây Tạng từ thế kỷ XV. Theo tài liệu cổ Đông y, đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ôn, có công dụng ích phế thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đàm; bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch; điều trị thoái hóa, đau nhức xương khớp; điều trị liệt dương, di tinh, giúp tăng cường sinh lý…
Trong mùa dịch COVID-19, đông trùng hạ thảo là một trong những loại thực phẩm chức năng bổ dưỡng. Nó có công dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục, khắc phục các triệu chứng hậu COVID.
Tuy nhiên vì đây là thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng nên cần phải ghi nhớ vài lưu ý quan trọng khi sử dụng.
Ai nên dùng đông trùng hạ thảo?
1. Người đang ốm
Trong lúc mang bệnh, cơ thể thường bị suy giảm thể lực và sức đề kháng. Việc dùng đông trùng hạ thảo sẽ giúp cơ thể mau chóng hồi phục sức khỏe.
2. Người cao tuổi
Xem thêm : Top 10 Bài thuyết minh về bánh chưng ngày Tết hay nhất
Theo lương y Sáng, nhóm người này nếu sử dụng đông trùng hạ thảo đều đặn sẽ có tác dụng bồi bổ gân cốt, kích thích ăn ngủ, tăng cường thể lực.
3. Người gầy yếu, suy dinh dưỡng
Cơ thể gầy yếu sẽ trông thiếu sức sống, nếu sử dụng đông trùng hạ thảo đúng cách thì hệ tiêu hóa sẽ được cải thiện và giúp hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng cân nhanh chóng.
Những ai không nên dùng đông trùng hạ thảo?
1. Trẻ em dưới 5 tuổi, người đang sốt
Đông trùng hạ thảo có tính ấm nên không thể sử dụng cho những bệnh thuần ấm như sốt. Cơ thể trẻ em dưới 5 tuổi có tính nóng cao, vì thế cũng không nên sử dụng.
2. Người viêm khớp dạng thấp
Nhóm người này nếu sử dụng các món đồ bổ như đông trùng hạ thảo sẽ kích thích gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch, khiến cho các dấu hiệu bệnh thêm trầm trọng.
3. Người bị rối loạn đông máu
Với người máu khó đông, các hoạt chất Cordyceps trong đông trùng hạ thảo sẽ khiến máu càng thêm khó đông và chảy nhiều hơn.
Xem thêm : Đa dạng cách làm bánh trôi nước vừa dẻo mịn vừa thơm ngon
4. Người chuẩn bị phẫu thuật
Thành phần của đông trùng hạ thảo sẽ làm máu khó đông hơn, ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.
5. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Phụ nữ mang thai các tháng đầu tiên cũng thuộc nhóm đối tượng hạn chế sử dụng đông trùng hạ thảo.
2 sai lầm khi dùng đông trùng hạ thảo
Nhiều người tìm mua bằng được đông trùng hạ thảo trong thời gian mắc COVID-19. Tuy nhiên, theo TS.BS Ngô Quang Hải (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương): Trong giai đoạn mắc COVID-19 người bệnh không nên ăn nhiều những loại thực phẩm quá nhiều chất bổ như đông trùng hạ thảo. Bởi việc bồi bổ làm cho tà khí và thời khí bị giữ lại trong cơ thể lâu hơn, bệnh sẽ lâu khỏi.
Thay vào đó, F0 nên tiêu thụ đồ bổ sau khi khỏi bệnh, sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.
Đông trùng hạ thảo giàu dinh dưỡng vì thế cần dùng đúng liều lượng. Lạm dụng quá nhiều có thể gây chóng mặt, rối loạn nhịp tim… Người lớn mỗi ngày có thể sử dụng 3-8 gr. Trong trường hợp đang sử dụng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng đông trùng.
Đồng thời trong khi sử dụng đông trùng, không nên sử dụng thêm các món cay nóng để tránh gây hại.
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực