Nội dung:
1. Công dụng của tinh dầu hoa anh thảo
Bạn đang xem: Giải đáp: Ai không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo?
2. Ai không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo?
2.1 Người dị ứng với tinh dầu hoa anh thảo
2.2 Người bị bệnh rối loạn đông máu
2.3 Người đang điều trị rối loạn tâm thần hoặc trầm cảm
2.4 Người huyết áp thấp
2.5 Người chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật
2.6 Phụ nữ có thai và cho con bú
3. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo
Tinh dầu hoa anh thảo được xem là một trong những “thần dược” mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp, được nhiều chị em ưa chuộng.
Theo đó, tinh dầu hoa anh thảo chứa hàm lượng omega-6 dồi dào, thiết yếu cho cơ thể, bao gồm Acid Linoleic (LA) và Acid γ -Linolenic (GLA) – là 2 acid béo đảm nhận nhiều vai trò quan trọng cơ thể.
Cụ thể, Acid Linoleic (LA) có tính chất kháng viêm, giúp duy trì sức khỏe của da và tóc, giảm cholesterol xấu trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. LA cũng có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch, cải thiện chức năng não, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giúp giảm cân.
Xem thêm : Cách làm bánh chuối hấp bằng nồi cơm điện cực hấp dẫn, siêu ngon
Còn Acid γ -Linolenic (GLA) cũng có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, mụn trứng cá… do khả năng kháng viêm, giảm đau của mình.
Ngoài ra, GLA trong tinh dầu hoa anh thảo cũng đã được chứng minh có công dụng cải thiện chức năng tim mạch, tăng cường miễn dịch, cân bằng nội tiết tố, điều hòa và giảm đau khi kinh nguyệt.
Bởi cơ thể không thể tự sản xuất được Omega 6 nên cần bổ sung từ bên ngoài, và tinh dầu hoa anh thảo chính là một trong những nguồn cung Omega 6 lý tưởng cho mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ.
Ắt hẳn ai cũng muốn sử dụng tinh dầu hoa anh thảo sau khi biết được những công dụng mà nó mang đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng loại tinh dầu này.
Cụ thể, những đối tượng dưới đây không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo để tránh những tác dụng phụ cũng như phòng ngừa các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác.
Nếu bị dị ứng với tinh dầu hoa anh thảo, bạn không nên sử dụng các sản phẩm chứa loại tinh dầu này bởi có thể gặp các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, da khô và chảy máu, viêm da, phù, nổi mẩn, khó thở, buồn nôn… các triệu chứng trên có thể trở nên nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Trong trường hợp vô tình sử dụng tinh dầu hoa anh thảo và bị dị ứng, hãy đến bác sĩ để được khám và điều trị sớm nhất.
Các thành phần trong tinh dầu hoa anh thảo có thể làm giảm khả năng đông máu và tăng thời gian chảy máu. Ngoài ra, nếu người bị rối loạn đông máu đang sử dụng thuốc đông máu/chống kết tập tiểu cầu như warfarin, heparin hoặc enoxaparin… để kiểm soát tình trạng của mình, việc sử dụng tinh dầu này có thể tương tác với thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc đông máu.
Vì vậy, những người bị rối loạn đông máu nên tránh sử dụng tinh dầu hoa anh thảo hoặc xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cũng như tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Như vừa chia sẻ ở trên, một số thành phần trong tinh dầu hoa anh thảo có thể tương tác, làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tâm thần/rối loạn tâm thần. Ví dụ như làm giảm tác dụng của phenothiazine – thuốc điều trị các rối loạn tâm thần và cảm xúc nghiêm trọng, bao gồm cả tâm thần phân liệt và các rối loạn tâm thần khác.
Không chỉ có vậy, thymol và carvacrol trong thành phần của tinh dầu hoa có khả năng kích thích thần kinh, gây lo lắng, tăng nhịp tim… Những tác dụng này sẽ gây ra rối loạn tâm lý và làm cho tình trạng rối loạn tâm thần của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu hoa anh thảo có thể làm giảm huyết áp, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, với những người huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc điều trị giảm huyết áp không nên dùng tinh dầu hoa anh thảo để tránh giảm tác dụng của thuốc cũng tránh trường hợp huyết áp giảm hơn nữa.
Xem thêm : Ăn chay kiêng những gì? Những lưu ý khi bắt đầu ăn chay?
Như đã chia sẻ, tinh dầu hoa anh thảo sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình đông máu – điều này vô cùng nguy hiểm khi thực hiện phẫu thuật, có thể khiến người cần phẫu thuật bị rối loạn chảy máu, chảy máu quá mức… đồng thời kéo dài thời gian hồi phục sau phẫu thuật.
Đặc biệt, một vài trường hợp sử dụng tinh dầu anh thảo trước khi phẫu thuật đã bị co giật, phản ứng với thuốc mê. Vậy nên, các bác sĩ khuyên chúng ta nên ngừng sử dụng tinh dầu hoa anh thảo ít nhất 2 tuần trước ngày phẫu thuật.
Theo một số tài liệu y khoa khuyến cáo tinh dầu hoa anh thảo không an toàn đối với phụ nữ cho con bú. Bên cạnh đó, tinh dầu hoa anh thảo giúp làm giãn cơ nên sẽ có thể gây ra những rủi ro cho cả mẹ và thai nhi trong quá trình chuyển dạ, ví dụ như chậm chuyển dạ, sảy thai hoặc nguy cơ xuất huyết sau sinh.
Tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà tinh dầu hoa anh thảo mang đến cho sức khỏe và sắc đẹp, loại tinh dầu này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách hoặc sai đối tượng, bao gồm:
- Đau bụng, buồn nôn
- Đau dạ dày
- Dị ứng, phát ban, nổi mề đay, khó thở
- Chóng mặt, đau đầu
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, gây giảm huyết áp
- Ảnh hưởng đến chức năng đông máu
- Kích ứng da nếu sử dụng trực tiếp trên da mà chưa được pha loãng
- Tiêu chảy, phân loãng
- Tăng nguy có co giật đối với các bệnh nhân dùng thuốc phenothiazine
- Gây biến chứng cho phụ nữ có thai
Do vậy, khi muốn sử dụng tinh dầu hoa anh thảo, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe để việc bổ sung đạt hiệu quả cao nhất, phòng ngừa tác dụng xảy ra
Uống tinh dầu hoa anh thảo bao lâu thì dừng và uống lại?
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà thời gian và liều dùng tinh dầu hoa anh thảo cũng khác nhau. Cụ thể:
- Sử dụng tinh dầu hoa anh thảo với hàm lượng 1000 – 2000mg/ngày, kéo dài trong khoảng 12 tuần nếu bạn muốn điều trị eczema (chàm), mụn trứng cá hoặc làm đẹp da
- Sử dụng tinh dầu hoa anh thảo với hàm lượng 1000 – 2000mg/ngày và kéo dài khoảng 10 tháng để giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
- Sử dụng 1000 – 3000mg tinh dầu hoa anh thảo mỗi ngày kết hợp vitamin E trong 6 tháng để trị đau ngực
- Sử dụng 1000 – 2000mg/ngày tinh dầu hoa anh thảo từ khi có ý định mang bầu để tăng khả năng thụ thai và dừng khi phát hiện mang bầu
Thời điểm uống hoa anh thảo tốt nhất
Nên uống tinh dầu hoa anh thảo lúc nào là tốt nhất?
Bên cạnh liều lượng và thời gian thì thời điểm uống tinh dầu hoa anh thảo cũng rất quan trọng, quyết định một phần không nhỏ đến hiệu quả bổ sung. Theo các chuyên gia, bạn nên uống tinh dầu hoa anh thảo ngay sau bữa ăn, tốt nhất là sau bữa sáng.
Bạn có thể uống với nước, cắt ra pha với sữa, ngũ cốc… và chỉ sử dụng một thời gian rồi dừng, không nên uống liên tục trong thời gian dài để cảm nhận hiệu quả bổ sung tốt nhất, tránh quá liều.
Lựa chọn tinh dầu hoa anh thảo uy tín, chất lượng
Trên thị trường hiện nay, không khó để bạn tìm được một sản phẩm bổ sung tinh dầu hoa anh thảo, nhưng không phải loại nào cũng giống nhau.
Chính vì thế, bạn cần đặt ra những tiêu chí để lựa chọn tinh dầu hoa anh thảo uy tín, chất lượng như:
- Xuất xứ uy tín đến từ những thương hiệu lớn, được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao
- Sản xuất bằng công nghệ ép lạnh hiện đại để những hoạt chất trong hoa anh thảo không bị biến đổi bởi nhiệt độ, từ đó mang đến hiệu quả cao hơn
- Sử dụng loại tinh dầu hoa anh thảo tinh khiết để giảm số lượng viên cần dùng mỗi ngày, đồng thời giúp tăng hiệu quả khi bổ sung
- Nếu là sản phẩm nhập khẩu, cần được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam, được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành
Bạn có thể tham khảo tinh dầu hoa anh thảo Careline, tên đầy đủ là Careline Evening Primrose Oil – sản phẩm đến từ thương hiệu Careline thuộc công ty Care Line Australia Pty Ltd nổi tiếng hàng đầu tại Úc về dòng hàng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Sản phẩm với nguồn nguyên liệu sử dụng 100% là hạt hoa anh thảo tự nhiên, điều chế ép dầu bằng công nghệ ép lạnh tân tiến hàng đầu hiện nay cùng hàm lượng dầu tinh khiết 1000mg/viên đảm bảo sẽ là “trợ thủ” lý tưởng cho bạn chăm sóc sức khỏe và tăng cường sắc đẹp.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã có thể giúp bạn hiểu thêm về tinh dầu hoa anh thảo cũng như biết được những ai không nên uống tinh dầu hoa anh thảo. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp mỗi ngày.
Có thể chị em quan tâm:
- 10 tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo với sức khỏe và sinh lý nữ
- Uống tinh dầu hoa anh thảo bao lâu thì ngừng?
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực