Giá trị dinh dưỡng của gan lợn
Giống như phần lớn các loại nội tạng động vật, gan lợn cũng chứa nhiều chất đạm, chất béo. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều sắt và vitamin A.
Bạn đang xem: Ăn gan lợn có gây độc không?
Nhược điểm của chúng là chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao nhất là trong óc, gan và bầu dục.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), gan có tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu thiếu sắt rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Nó cũng cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng bổ mắt tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.
Nhưng ngược lại vì chứa nhiều cholesterol nên nó không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gút, bệnh thận, người thừa cân – béo phì…
Xem thêm : Bật mí cách làm bánh flan cho bé ăn dặm từ 6 đến 24 tháng tuổi
Có nên ăn gan động vật không?
Ngoài chức năng tạo mật để tiêu hóa và hấp thu chất béo, sản xuất chất đạm, dự trữ đường…, gan còn là cơ quan giúp giải độc. Chất độc không tập trung tích lũy trong gan mà là khi đi qua gan sẽ được gan giữ lại để chuyển thành chất không độc, sau đó được chuyển tiếp ra ngoài gan và ra khỏi cơ thể.
Trong khi đó, gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất. Bên cạnh đó, vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu và suy dinh dưỡng. Như vậy, ăn gan là tốt chứ không phải là độc.
Tuy nhiên, bạn lưu ý chọn mua gan của những động vật không bị bệnh. Cụ thể, gan có màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt gan.
Khi mua về cắt lát mỏng rửa sạch bằng nước lạnh rồi lấy giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan. Như vậy, các chất độc có trong máu của gan đã bị loại bỏ chỉ còn các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Xem thêm : “Bánh bao” trong tiếng Anh: Định nghĩa, ví dụ
Những người nào không nên ăn gan?
Ăn nội tạng động vật nói chung và gan nói riêng tốt với người này nhưng lại có thể không tốt đối với người khác. Trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ăn các loại phủ tạng, trong đó có gan. Tuy nhiên, chỉ nên vừa phải, mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, mỗi lần ăn 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn 30-50g/bữa.
Các loại ký sinh trùng như sán lá gan cũng thường trú ngụ ở gan. Mặt khác ở những con lợn bị bệnh viêm gan thì gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh.
Vì thế, khi mua nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt gan còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Tốt nhất biết được nguồn gốc gan từ nơi giết mổ đã qua kiểm dịch từ những con vật khỏe mạnh không mắc bệnh.
Không nên ăn gan còn tái mà phải lưu ý để lửa to, cho gan chín kỹ để diệt được các vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng.
Đối với những người cao tuổi, thừa cân – béo phì nên ăn hạn chế. Người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gút, thận hư nhiễm mỡ, suy tim thì không nên ăn.
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực