Cùng với bánh chưng, bánh giầy đã trở thành những món ăn truyền thống, lâu đời, thường xuất hiện vào các dịp lễ tết của người Việt Nam. Thế nhưng, vẫn còn nhiều người đặt câu hỏi về cách gọi tên bánh thế nào cho đúng: Bánh dày hay bánh giầy? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây nhé.
1. Cách gọi theo nhận định của các chuyên gia ngôn ngữ
Phó giáo sư, nhà giáo ưu tú Trần Chút – nguyên Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học, người đã dành nửa thế kỷ để truyền dạy, biên soạn các bộ sách giáo khoa để đưa những kiến thức về Việt ngữ học đến với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên. Đối với cách gọi tên bánh thế nào cho đúng, ông cho biết bánh giầy mới là cách viết chính xác.
Bạn đang xem: Thế nào là cách gọi đúng: Bánh dày hay bánh giầy?
Phó giáo sư, nhà giáo ưu tú Trần Chút
Theo những nghiên cứu, tên gọi “bánh giầy” hiện tại là biến âm từ “bánh chì” theo cách gọi của tiếng Việt cổ ngày xưa. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của đất nước thì tiếng nói, chữ viết của dân tộc ta cũng đã thay đổi để phù hợp, thích nghi với sự thay đổi của xã hội.
Theo đó, ta có: Âm “ch” từ ngày xưa thì này đã biến thành “gi”, âm “i” thì biến thành “ây”. Vì thế, viết “bánh giầy” là chính xác. Xảy ra sự nhầm lẫn này một phần là bởi vì cách phát âm của “d” và “gi” trong tiếng Việt ta không có sự khác nhau. Vì thế, nhiều người dựa vào hình dáng của bánh giầy mà gọi là “bánh dày” tức là nhìn theo độ dày, mỏng của bánh. Tuy nhiên, “bánh giầy” mới là cách viết đúng theo như quy tắc chính tả hiện nay.
Bánh dày giò Hà Nội
Ngoài ra, GS.TS, nhà giáo ưu tú Nguyễn Đức Dân – một cây đại thụ trong nền ngôn ngữ học Việt Nam cũng cho biết thêm: “Dùng từ “bánh giầy” là đúng như hướng dẫn của từ điển tiếng Việt”.
Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bánh dày hay bánh giầy rồi nhé!
2. Cách gọi theo từ điển tiếng Việt
Một số từ điển tiếng Việt cũng đồng tình với quan điểm cách gọi “bánh giầy” như trên.
Từ ngày xưa, trong một số quyển từ điển được phát hành đã chỉ ghi nhận cách viết là “bánh giầy”. Ta có thể kể đến quyển “Việt-Nam Tự-điển” do Hội Khai Trí Tiến Đức soạn thảo, quyển từ điển do Văn Tân chủ biên hay Hoàng Phê chủ biên,…, không có bánh dày, bánh dầy hay bánh giày.
Xem thêm : Cách Nấu Trân Châu Đường Đen Ngon Nhất, Không Bị Dính
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên
Cho đến hiện nay, theo “Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng” của tác giả Nguyễn Văn Đạm, NXB Văn hóa Thông tin, bánh giầy được giải thích như sau: Bánh làm bằng xôi giã thật mịn.
Còn trong từ điển tiếng Việt của nhóm tác giả Minh Tân – Thanh Nghị – Xuân Lãm, NXB Thanh Hóa thì có cách định nghĩa như sau: “Bánh giầy: Bánh làm bằng xôi giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, có khi có nhân đậu xanh”.
Như vậy ta có thể đưa ra kết luận cuối cùng rằng cách gọi và viết “bánh giầy” là chuẩn xác, đúng quy tắc nhất. Tuy nhiên hiện nay cũng có rất nhiều người và nơi gọi là bánh dày điều này cũng không được coi là sai vì sử dụng theo từ tượng hình (độ dày của bánh).
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách gọi nào mới là đúng: Bánh dày hay bánh giầy. Điều này đặc biệt quan trọng trong văn viết để đảm bảo độ chính xác của từ ngữ, dùng từ đúng để tránh các biến thể xảy ra.
Tham khảo thêm bài viết của Wikipedia tại đây!
Những Loại Bánh Dày Ngon Nhất
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực