Cách làm nước sốt bánh mì thịt nướng được thêm vào danh mục “phải học” nếu muốn ra nghề nấu ăn. 5” chuẩn bị là có ngay thành phẩm, làm tăng thêm sự đậm đà, hấp dẫn. Ăn món bánh mì giòn, thịt mềm mà có thêm món nước sốt này thì mãi cũng chẳng muốn dừng.
1. Khám phá thứ nước sốt “thần thánh” trong bánh mì thịt nướng
Nếu chỉ muốn rưới bánh mì thì có rất nhiều loạt sốt, nhưng hợp thịt nướng chỉ có vài kiểu. Phổ biến nhất chính là kiểu nấu với tương đen, cho màu bóng đẹp, vị thơm khó cưỡng.
Bạn đang xem: 3 Cách làm nước sốt bánh mì thịt nướng: Ngon, Chuẩn vị
1.1 Màu sắc
Được chế biến từ tương đậu, cà chua, dầu hào nên món ăn có màu nâu đỏ. Thành phần còn có dầu/mỡ, khiến món ăn như phát sáng dưới, rất hấp dẫn. Xen lẫn trong đó là màu xanh của hành lá hoặc rau ngò (đặc điểm này còn tùy sở thích). Nhiều bạn ăn cay còn cho thêm tương ớt, khiến màu tươi tắn hơn, vị cũng đậm đà hơn.
1.2 Hương vị
Nước sốt cần có vị mặn, ngọt kết hợp, thêm chút cay tê, tối thiểu nên dùng tiêu đen. Nếu mất đi 1 trong những vị này thì kiểu gì cũng thấy khó mà hài lòng được. Không ăn được cay thì bớt cũng không sao cả nhưng nên thêm chút tiêu xay. Như vậy mới tạo được mùi thơm cần phải có.
1.3 Dinh dưỡng
Ai dùng xe bán bánh mì thịt nướng để bán hàng cũng tự học hỏi và tạo công thức sốt riêng. Mỗi chiếc cần định lượng khoảng 3-5gr sốt nên dinh dưỡng cũng không đáng kể. Các thành phần bên trong cũng được thay thế bằng vị tương tự (tùy cách làm của chủ quán).
Tuy chỉ dùng 1 phần nhỏ trên bánh nhưng loại topping cũng có dưỡng chất nhất định. Như vitamin từ cà chua, hành tây, ớt chuông,… Còn 1 số khoáng chất với hàm lượng nhỏ từ dầu hào, nước tương, tương ớt,…
➽➽➽ NÊN BIẾT: Cách làm nước sốt bánh mì muối ớt
2. 3 Cách làm nước sốt bánh mì thịt nướng chỉ với 6 bước chuẩn ngon
Sau khi đã quen tay thì rút ngắn chỉ còn 2-3 bước chế biến là cùng. Yên tâm là công đoạn này sẽ không ngốn quá nhiều thời gian của bạn. Cứ mua các nguyên liệu cần thiết cho bánh đi nhé. Còn sốt được nấu theo hướng dẫn dưới đây.
2.1 Nước sốt truyền thống
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cà chua
- Ớt chuông
- Tương đen
- Dầu hào
- Mật ong, tương ớt
- Tỏi, hành tím
- Bột: Hành, sả, tỏi
- Dầu ăn, hạt nêm, đường, tiêu đen xay nhỏ
Các bước thực hiện
B1: Sơ chế nguyên liệu
- Cà chua thái hạt lựu, lọc bỏ hạt. Xóc đều cà chua với chút hạt nêm, tỏi băm nhỏ.
- Ớt chuông cũng thái lựu tương tự, nhớ chừa hạt ra nhé.
- Thêm hành lá, mùi ta (ngò) băm nếu thích 2 loại hương liệu này.
- Đổ hành, tỏi vào xào thơm với cà chua, hạt nêm khoảng 5-7”. Thấy cà chua chín thì cho ớt chuông vào đảo qua 1”
B2: Nấu sốt
- Nêm tương ớt, tương đen, dầu hào vào chảo + đường, đảo đều theo hình vòng tròn.
- Cho bột sả, hành, tỏi vào 1 lượng vừa đủ tạo mùi thơm. Pha bột bắp với chút nước và cho vào hỗn hợp.
- Đảo 3” thì dừng – tới khi sốt sệt lại, dính vào đầu đũa. Trước khi tắt bếp thì cho mật ong, hành lá, ngò, tiêu đen vào, đảo khoảng 30s.
B3: Hoàn thiện món ăn
- Cắt dọc bánh mì để cho topping vào bên trong. Thêm dưa chuột, ớt cay, thịt nướng, ruốc heo,…
- Rưới 1-2 thìa nước sốt rồi rắc hành khô, vậy là xong món ăn ngon lành
Thành phẩm
- Sốt có độ sánh vừa phải, không quá loãng hay đặc. Thơm mùi hành, tỏi, tiêu mà không bị nồng hay át gia vị khác.
- Vị ngọt thanh từ mật ong và đường, không bị ngọt sắc gây khó chịu.
- Còn nhiều cách làm khác như nấu với thịt heo bằm, nước dừa, khóm/dứa,… Sau khi đã hoàn chỉnh kiểu phổ biến này, nếu rảnh thì học dần thêm những kiểu khác nhé.
2.2 Nước sốt từ cá đóng hộp
Dùng cá hộp thì chỉ cần 2” là có ngay món sốt rưới bánh mì tuyệt vời. Có thể áp dụng công thức này để làm bánh mì chảo nếu để nguyên miếng cá.
Chuẩn bị nguyên liệu: Cá sốt cà/cá ngừ đóng hộp, mùi ta, gia vị,…
Các bước thực hiện:
- Với cá sốt cà: Bạn xắt nhỏ cà chua và xào thơm cùng hành tỏi tới khi nhừ. Sau đó đổ cá từ hộp vào chảo và đun trực tiếp, dùng muôi dằm nhỏ miếng cá để tạo hỗn hợp sệt, dễ rưới hơn. Thêm mùi ta và hành lá để điểm màu sắc cho chén xốt.
- Cá ngừ đóng hộp: Gạn hết dầu trong hộp và chắt lấy phần thịt cá. Đánh mayonnaise với dầu, giấm và nước cốt chanh để tạo hỗn hợp hơi lỏng. Thêm cá + mùi ta băm vào và trộn đều, thích ngậy hơn thì thêm chút mè rang.
Xem thêm : Cách làm bánh mì gà xé kinh doanh hiệu quả nhất
Thành phẩm: 2 loại sốt này đều tạo vị ngậy cho bánh mì, rất thích hợp khi ăn kèm thịt nướng. Nhưng do độ đạm cao, khá béo nên nhớ giảm lượng thịt lại cho đỡ ngấy.
2.3 Nước sốt thịt bằm
Có lẽ đây là loại sốt được nhiều người thích vì ngọt, ngậy vừa phải. Hơn nữa, thịt heo cũng rất dễ ăn, phù hợp với các topping được cho vào trong bánh mì.
Chuẩn bị nguyên liệu: Nước dừa, heo băm, sốt cà chua, tương ớt, tương cà,…
Các bước thực hiện:
- Các bước xào cà chua với hành, tỏi thì làm tương tự như nước sốt truyền thống. Chờ tới khi heo băm gần chín thì có nước dừa vào đun cùng.
- Bật lửa lớn để nước dừa nhanh cô lại, tạo thành sốt đặc hơn và ngấm đều vị vào thịt heo.
- Sau đó thêm tương cà, tương ớt và nêm gia vị sao cho vừa miếng. Rắc rau thơm, tiêu đen và tắt bếp ngay để rau giữ được màu xanh, thơm mùi tiêu. Có thể thay nước dừa bằng cốt dừa nhưng màu sắc sẽ khác, ngậy hơn và phải đun lâu hơn.
Thành phẩm: Xốt thơm mùi dừa, có độ cô đặc vừa phải, không bị lỏng khi rưới nhưng không quá đặc.
3. Một số TIP chế biến & bảo quản sốt bánh mì thịt nướng để bán
Các hàng quán thường xuyên làm 1 mẻ lớn để dùng trong 2-3 ngày. Muốn đạt chất lượng tốt thì phải biết cách lưu giữ. Nấu cho gia đình ăn thì thêm thắt nguyên liệu sao cũng được. Nhưng nấu để bán thì không nên cho quá nhiều, tránh bị dị ứng.
3.1 Khi chế biến
Sốt tươi, thơm khi nguyên liệu đủ độ mới, đạt chuẩn, nên chú ý ngay từ khâu lựa chọn. Gợi ý tới bạn cách mua các thành phần cần thiết như cà chua, ớt sừng/chuông, dầu hào,…
- Gia vị sẵn: Tương ớt, tương đen, dầu hào, tiêu xay,… có thể mua tại đại lý bán đồ khô. Hoặc cẩn thận hơn thì chọn tại siêu thị, biết chỗ quen thì càng tốt. Các loại sốt này có cách nấu tại nhà nhưng thường mất khá nhiều thời gian. Công cụ cần dùng, nguyên liệu cũng khá rườm rà nên mua sẵn được vẫn hơn.
- Cà chua: Chọn những loại có màu đỏ đều, không lẫn trắng, cam. Ấn bên ngoài không bị vỡ, nước không có mùi ôi. Đặc biệt, không nên chọn những quả đã bị nứt hay mọc mốc trắng. Nên mua loại còn nguyên cuống, cuống không bị thối hay chuyển màu đen.
3.2 Khi bảo quản
Nước sốt sau khi nấu không nên để quá lâu bên ngoài không khí. Tiếp xúc nhiệt độ cao đẩy nhanh biến đổi chất, không giữ được kết cấu món ăn. Nên đậy kín và để vào góc khô ráo (nếu vẫn đang trong thời gian mở bán). Có thể để qua đêm trong tủ lạnh khoảng 2 ngày – tính từ thời điểm nấu là 48h. Cất giữ vào tủ đông thì tăng thời hạn thêm 2-4 ngày, max 6 ngày. Nếu thấy sốt bị chảy nước, loãng, có mùi lạ thì đổ đi ngay, đừng tiếc rẻ gì nhé.
Đầy đủ nguyên liệu thì cách làm nước sốt bánh mì thịt nướng trên được hoàn thành trong phút chốc. Sau khi cho toàn bộ topping thì thêm thìa nước sốt vừa đủ, hoặc quét lên bánh trước. Kiềm chế lại kẻo “bị” ăn nhiều, dễ bị tăng cân lắm đấy nhé!
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Cách làm bánh