Muốn cây khổ qua có thể phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao, bà con cần ươm cây đúng kỹ thuật và chọn lọc những cá thể có phẩm chất tốt để mang đi gieo trồng.
- Cây kim tiền hợp tuổi gì? Người nào nên trồng cây kim tiền để gặp vận may quanh năm
- Cách trồng dâu tây ở miền Bắc đầy đủ nhất từ chuyên gia
- Ý nghĩa thú vị về hoa mười giờ và những công dụng tuyệt vời mà bạn chưa biết
- Mai chiếu thủy: Những điều mà bạn chưa biết về loài cây thú vị này
- Rệp nằm trắng thân cây, dùng loại nước thần này tưới vào sau 1 đêm hết sạch
Chuẩn bị đất ươm giống cây khổ qua (Mướp đắng)
Để ươm khổ qua, ta cần chuẩn bị giá thể và các dụng cụ ươm cây như sau [1]:
Bạn đang xem: Kỹ thuật ươm giống cây khổ qua
– Khay ươm (hoặc túi bầu).
– Hạt giống.
– Giá thể như: 40% đất bột + 60% mùn bã hữu cơ (xơ dừa, trấu hun,…).
Lưu ý: Đối với xơ dừa cần xử lý kỹ trước khi ươm.
Cách xử lý xơ dừa
Xem thêm : Cách trồng dưa hấu bằng hạt đúng kỹ thuật, năng suất cao
Trong xơ dừa có chứa Tanin và Lignin, hai chất này làm tắc đường hút dinh dưỡng của rễ cây. Nếu sử dụng trực tiếp mà không xử lý sẽ dẫn đến cây con bị còi cọc, phát triển kém, có thể gây ngộ độc hoặc dẫn đến chết cây. Vì vậy chúng ta cần xả chát xơ dừa theo các bước sau đây [2]:
- Bước 1: Xả chát Tanin
Để xả chát Tanin, ta cần ngâm xơ dừa trong nước sạch từ 2 – 3 ngày (Tanin tan trong nước). Cho đến khi xơ dừa chuyển từ màu vàng nâu sang vàng sáng thì có thể vớt ra, trong quá trình này cần thay nước mỗi ngày để loại bỏ hoàn toàn Tanin.
- Bước 2: Xả chát Lignin
Pha nước vôi trong theo tỷ lệ 1kg vôi cho 50l nước. Sau đó cho xơ dừa vào và ngâm từ 5 -7 ngày, cần thay nước vôi trong thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn Lignin, cho đến khi thấy nước vôi ngả sang màu vàng thì có thể vớt xơ dừa ra.
- Bước 3: Rửa sạch, phơi khô xơ dừa
Cho xơ dừa đã xả chát vào nước sạch, làm liên tục nhiều lần để xả hết vôi còn tồn động trong xơ dừa để tránh làm ảnh hưởng đến cây.
Sau khi đã rửa sạch cần phơi khô xơ dừa, sau đó trộn đều với BS07 – Trichoderma để phòng nấm và vi khuẩn. Dùng 1kg BS07 – Trichoderma trộn đều với 50kg xơ dừa, sau đó mang phơi nắng từ 2 – 3 ngày, rồi tiếp tục dùng bạt ủ khoảng 7 ngày là có thể sử dụng xơ dừa để ươm cây.
Xử lý đất ươm cây giống khổ qua (Mướp đắng)
Quy trình xử lý đất ươm cây giống gồm những bước sau:
- Bước 1: Trộn các giá thể theo tỷ lệ 40% đất bột + 60% xơ dừa
- Bước 2: Pha 500g BS07 – Trichoderma với 200l nước, tưới ướt đẫm giá thể ươm để xử lý các tác nhân gây bệnh còn tồn tại trong giá thể, sau đó có thể mang đi ươm hạt.
Các bước ươm hạt giống cây khổ qua (Mướp đắng)
Để ươm hạt giống cần thực hiện các bước sau [3]:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị: Hạt giống, khay ươm (túi bầu), giá thể đã được xử lý.
- Bước 2: Xử lý hạt giống
Xem thêm : Ngô tươi bảo quản ngăn mát hay ngăn đá thì mới ngon, đầu bếp mách sự thật bất ngờ
Trước khi ươm hạt khổ qua, cần ngâm hạt vào nước với tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh trong 5 tiếng đồng hồ. Sau đó vớt hạt ra khăn ấm rồi bỏ vào bịch nilon, mang đặt ở chỗ tối cho đến khi hạt nứt nanh thì có thể mang đi ươm.
- Bước 3: Đổ đất vào khay ươm
Có thể chọn khay ươm có số lỗ phù hợp với nhu cầu ươm cây của bà con. Sau đó cho giá thể đã được xử lý vào khay.
- Bước 4: Gieo hạt
Đào một lỗ nhỏ chính giữa mỗi ô và cho hạt giống vào, sau đó lắp một lớp giá thể cao khoảng 2 – 3 cm lên mặt để giữ ẩm cho hạt.
Đặt khay ươm ở nơi có ánh nắng nhẹ, đồng thời tưới nước nhẹ nhàng từ 2 – 3 lần mỗi ngày để cấp ẩm cho hạt. Sau khi cây nảy mầm và cao khoảng 7 – 10cm và có từ 2 lá thật trở lên thì có thể lấy cây ra khỏi khay và trồng vào vườn.
Tài liệu tham khảo
[1] Vinaseed (2014), “Hướng dẫn gieo trồng giống mướp đắng lai F1 – HN126”.
[2] Hùng Chaetomium (2018), “3 bước xử lý giá thể và quy trình trồng rau mầm”, CNX.
[3] Fao Việt Nam, “Cách trồng mướp đắng cho quả sai núc nỉu”.
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Cây trồng