Cây Duối là cây gì? Nguồn gốc, đặc điểm
Cây Duối có tên khoa học là Streblus asper, dân gian ta hay gọi là cây Duối dai, cây Duối nhám. Cây Duối là một loài cây vô cùng phổ biến, có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Lào và cả Việt Nam. Ngoài ra chúng cũng xuất hiện nhiều tại khu vực miền Nam Ấn Độ.
- Cách trồng dâu tây ở miền Bắc đầy đủ nhất từ chuyên gia
- Lan đột biến là gì? Có những loại nào và cách phân biệt
- Cây dành dành nở hoa khi nào? Phân loại, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
- Rau thì là: Loại rau cực tốt nhưng cần biết dùng để tránh những tác dụng phụ này
- 4 loại hoa chỉ nở về đêm, thơm như nước hoa, thích hợp trồng ban công nhà
Cây Duối là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 4-7m, cá biệt có nhiều cây có thể cao từ 8-10m nếu được chăm sóc tốt. Cây Duối có tán lá rậm rạp, nhiều lá và cành. Lá cây có dạng hình trứng, phía mép có răng cưa, phần mặt trên của lá khá thô ráp, chiều dài lá trung bình từ 4-8cm, rộng từ 2-4cm.
Bạn đang xem: Cây Duối là cây gì? Đặc điểm, tác dụng và cách trồng cây duối
Hình ảnh của cây Duối
Cây Duối có khả năng ra hoa, thế nhưng chúng lại có thể tạo ra hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Hoa đực của chúng thông thường có màu vàng, nhưng đôi khi lại ngả sang màu trắng. Hoa cái của cây thông thường sẽ có màu xanh lục. Hoa đực và hoa cái mọc đơn lẻ với nhau hoặc đôi khi có thể mọc thành từng cặp trên cây Duối. Khi hoa tàn sẽ tạo thành quả, quả Duối có dạng thuôn dài hình trứng, khi chín có vị ngọt và bên trong có một số ít hạt nhỏ.
Tác dụng của cây Duối
1. Tác dụng của cây Duối trong đời sống
Cây Duối là cây thân gỗ có chiều cao trung bình, thế nhưng tán lá vô cùng rậm rạp cho nên rất được ưa chuộng để làm cây trồng trong vườn nhà nhằm mục đích tạo bóng mát để che phủ cho ngôi nhà của bạn.
Bên cạnh đó, cây Duối còn giúp cung cấp nguồn không khí trong lành, làm sạch bụi bẩn và các chất độc hại có trong không khí. Từ đó giúp không gian xung quanh mà bạn đang sinh sống thật thoải mái, sạch sẽ và có lợi cho sức khỏe con người.
2. Tác dụng của cây Duối trong y học
Trong Đông y, cây Duối là một dược liệu quý được sử dụng để bào chế thành thuốc chữa các chứng bệnh thường gặp ở người như:
– Giúp giảm sưng đau do viêm nhiễm
– Giúp chống nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khi bị vết thương hở
– Giúp ức chế vi khuẩn tích tụ
Xem thêm : Cây dành dành nở hoa khi nào? Phân loại, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
– Giúp bổ sung dinh dưỡng tốt cho hệ tim mạch, làm lợi cho trái tim
– Giúp diệt côn trùng có hại bay xung quanh bạn
– Giúp hỗ trợ điều trị chứng thận hư, thận yếu, viêm gan ở người
– Giúp điều trị đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy
– Giúp chữa trị một số chứng bệnh ngoài da như viêm da, vảy nến, á sừng,…
– Và còn nhiều tác dụng chữa bệnh khác nữa vô cùng hữu ích với con người
Cây Duối có thể tận dụng được từ lá, hoa, rễ và thậm chí cả vỏ cây để có thể bào chế thành dược liệu chữa bệnh. Tuy nhiên bạn cần tham khảo bác sĩ để có thể sử dụng loài cây này đúng cách khi trị bệnh.
Ý nghĩa của cây Duối trong phong thủy
Cây Duối là loài cây thân gỗ, sống lâu năm với con người. Rất nhiều gia đình trồng loại cây này trong vườn nhà với mong muốn cải thiện phong thủy tốt hơn. Cây Duối giúp mang lại sự may mắn, có thể giúp trừ tà ma, quỷ dữ trong ngôi nhà của bạn. Từ đó giúp các thành viên trong gia đình luôn được bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều thuận lợi và thành công.
Cây Duối có nhiều tác dụng và ý nghĩa phong thủy tốt đẹp
Cách trồng cây Duối và chăm sóc đúng cách
1. Phương pháp trồng
Xem thêm : 15 cây trồng trong nước để bàn hợp phong thủy mang lại tài lộc
Cây Duối có thể được trồng dễ dàng thông qua hai phương pháp chính đó là gieo hạt giống và giâm cành. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc thì bạn nên lựa chọn việc giâm cành từ các cành cây khỏe mạnh của cây mẹ. Bạn chọn cành cây không quá to nhưng khỏe mạnh và không bị sâu bệnh, cạo một ít vỏ cho mủ chảy ra bớt rồi cắm vào trong bầu đất đã chuẩn bị. Thường xuyên tưới nước và chăm sóc thì cành cây sẽ ra rễ chỉ sau 1 vài tuần.
2. Đất trồng
Cây Duối ưa thích được trồng với loại đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn và có độ thông thoáng lẫn tơi xốp tốt. Vậy nên bạn hãy trồng cây Duối trong những loại đất tương tự như vậy, ngoài ra có thể thêm phân hữu cơ hoặc xơ dừa, vỏ trấu để cải thiện thêm chất lượng của đất trồng.
3. Nước tưới
Cây Duối ưa nước ở mức trung bình, bạn chỉ cần duy trì tưới cây từ 3-4 lần/tuần là đủ. Vào mùa mưa thì không cần phải tưới, còn vào mùa khô có thể tăng thêm số lần tưới để đảm bảo đất trồng có đủ độ ẩm cần thiết cho cây.
Người ta thường trồng cây Duối bonsai để làm cây cảnh trang trí
4. Ánh sáng
Cây Duối rất ưa ánh sáng thiên nhiên để quang hợp và tạo ra những tán lá rậm rạp, xanh mướt. Vậy nên bạn hãy trồng cây Duối tại những vị trí có nhiều ánh sáng một chút nhé.
5. Cắt tỉa
Nếu như bạn trồng cây Duối bonsai thì việc cắt tỉa thường xuyên để tạo thế và hình dáng cho chậu cây là điều cần làm. Hãy thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ cành lá già yếu và bị khô héo để cây luôn được xanh tốt.
6. Phòng sâu bệnh
Cây Duối là cây thân gỗ dạng nhỏ, thế nhưng chúng vẫn có khả năng bị sâu bệnh tấn công, ăn lá hoặc đục thân. Do đó bạn cần chú ý quan sát để có biện pháp phun thuốc trừ sâu phòng bệnh cho cây.
Có nên trồng cây Duối trong nhà?
Chính vì có nhiều tác dụng trong đời sống và trong y học, cũng như có giá trị trong phong thủy mà cây Duối là loại cây rất đáng để trồng ở trong ngôi nhà của bạn. Bạn có thể trồng cây Duối thân gỗ thông thường để che phủ bóng mát, hoặc có thể trồng loại cây Duối bonsai để làm cảnh tùy theo điều kiện kinh tế và sở thích của bạn. Tất cả đều sẽ mang lại sự bình yên, thịnh vượng và may mắn cho bạn cũng như người thân đang sống cùng với bạn.
Cây Duối hợp với người mang mệnh gì, hợp tuổi gì?
Cây Duối là loài cây hợp với những người mang mệnh Mộc. Nếu người mang mệnh Mộc trồng cây Duối trong nhà sẽ giúp đem lại vượng khí, tài lộc và sự may mắn về sau. Những người mệnh Mộc sẽ sinh vào các năm như sau: Người tuổi Nhâm Ngọ (1942, 2002); người tuổi Kỷ Hợi (1959, 2019); người tuổi Mậu Tuất (1958, 2018); người tuổi Canh Dần (1950, 2010); người tuổi Tân Mão (1951, 2011); người tuổi Nhâm Tý (1972); người tuổi Quý Sửu (1973); người tuổi Canh Thân (1980); người tuổi Tân Dậu (1981); người tuổi Mậu Thìn (1988); người tuổi Kỷ Tỵ (1989).
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cay-duoi-la-cay-gi-dac-diem-tac-d…
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Cây trồng