Có thể bạn đã biết những tác dụng tuyệt vời của trà xanh nhưng sẽ có không ít người chưa biết tới tác dụng trà đen. Thực ra ngoài những tác dụng của trà xanh thì trà đen còn có nhiều tác dụng mà khi biết đến bạn sẽ không còn muốn uống trà xanh nữa.
Trà đen là loại trà gì?
Bạn đang xem: “Giật mình” với những tác dụng của trà đen
Trà đen là gì? Có thể nói trà đen cũng như các loại trà khác như trà xanh, trà trắng… đều bắt nguồn từ loại cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis chỉ khác nhau ở khâu thu hái và chế biến. Tùy từng điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở mỗi vùng khác nhau mà sẽ có thời điểm thu hái thích hợp. Nhưng tất cả lá trà khi thu hái đều được đem ủ men ôxy hóa khiến cho lá trà có màu đen => nên được gọi là trà đen. Loại trà này khi pha sẽ cho ra thứ nước có màu đỏ tùy mức độ oxy hóa khác nhau mà màu nước sẽ đậm nhạt khác nhau, vì vậy mà trà đen còn được gọi là hồng trà là để chỉ đặc điểm này.
Một điều đặc biệt là trà đen được các nước phương tây sử dụng nhiều hơn các nước phương Đông bởi nước trà đen khi để lâu trong khồn khí sẽ không bị đổi màu biến chất như trà xanh. Vì vậy mà không làm giảm hay mất đi những tác dụng thần kì của trà
Cùng là xuất phát từ cây trà Camellia sinensis nên tác dụng trà đen không những vẫn giữ được những tác dụng vốn có của trà mà mặt khác còn chữa được nhiều bệnh: tiểu đường, tim mạch, giảm stress…
Tác dụng Trà đen: điều trị bệnh tiểu đường
Tác dụng của trà từ lâu đã được nhiều người biết và sử dụng như một kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Trà đen là một trong những loại thức uống dễ tìm, dễ mua và rất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Tianjin Key Laboratory (Trung Quốc) thì hợp chất polysaccharide có trong trà đen (và cả trà xanh, trà ô long) có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Polysaccharide là một loại carbohydrate có nhiều trong chất bột có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể. Đặc biệt trong trà đen, polysaccharide có chức năng ức chế glucose tốt nhất.
Xem thêm : Nước ép dưa lưới mix với gì thơm ngon, bổ dưỡng, giải nhiệt?
Ngoài ra, Polysaccharide còn có tác dụng phong bế các gốc tự do của cơ thể – thủ phạm gây ra nhiều bệnh nan y. Đối với người bị bệnh tiểu đường, uống chè thường xuyên có tác dụng làm giảm glucose (đường huyết), duy trì đường huyết ở ngưỡng tối ưu, hạn chế đục thủy tinh thể cũng như các biến chứng khác do tiểu đường gây ra.
Trà đen có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Chỉ 2 giờ sau khi nhấm nháp một tách trà đen, sức lưu thông máu trong hệ mạch vành sẽ tăng lên rõ rệt, các nhà khoa học Nhật Bản đã khẳng định. Đây có thể coi là một tác động “thần kỳ” của trà đen mà những thức uống chứa caffeine không có được. Những công trình nghiên cứu khoa học về tác dụng của cây chè với sức khỏe hệ tim mạch đã có rất nhiều trên thế giới.
Trong đó, các nhà khoa học Đại học Osaka (Nhật Bản) phát hiện được, nhờ các hợp chất chống oxy hóa flavonoid có trong trà đen đã tác động tức thì lên hệ mạch máu, nó có khả năng kiểm soát lượng cholesterol (giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt), ngăn ngừa hình thành cục máu đông và tăng cường chức năng của mạch máu.
Trà đen có chứa caffeine, nhưng lượng caffeine thấp hơn trong café. Lượng caffeine thấp này lại tăng cường tuần hoàn máu lên não mà không gây kích thích tim quá độ, giúp người uống tập trung tốt hơn.
Trà đen làm giảm stress, chống ung thư
Khi bạn căng thẳng hãy uống một ly trà đen vì chúng thực sự là những chiến binh dũng cảm và là một chuyên viên massage lý tưởng giúp bạn lấy lại sự thư thái, thoải mái. Các nhà nghiên cứu trong Hội Những người yêu trà London đã phát hiện ra rằng, những người uống trà đen thường xuyên sẽ giảm căng thẳng nhanh hơn những người uống trà túi lọc. Bên cạnh đó, những người “nghiện” trà có thể hạ thấp được hormone cortisol (thủ phạm gây stress) khi cơn stress bùng nổ.
Xem thêm : Soda là gì? 10 Công thức pha chế Soda mát lạnh cho mùa hè
Nghiên cứu được thực hiện trên hai nhóm người tình nguyện, nhóm thứ nhất uống trà đen trong vòng 6 tuần, nhóm thứ hai uống loại nước tổng hợp có chứa lượng caffeine tương tự nhưng không có các thành phần hoạt tính của trà đen. Kết quả cho thấy, khi stress xảy ra, huyết áp, nhịp tim ở cả 2 nhóm đều tương đương nhau. Nhưng 50 phút sau khi tình huống gây stress qua đi, mức cortisol ở những người uống trà đen nhanh chóng giảm xuống so với nhóm uống “trà giả”. Bản thân những người uống trà đen cũng cho biết họ cảm thấy stress nhanh qua đi hơn.
Ngoài ra, nguy cơ ung thư ở những người thích uống trà đen và uống trà đen thường xuyên cũng giảm đáng kể. Đó là nhờ loại trà này có chứa nhiều thành phần hữu ích làm chậm và chặn đứng quá trình hình thành các khối ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh liền kề.
Tác dụng Trà đen: Chống lão hóa, giảm béo
Trà đen khác với trà xanh và trà trắng ở điểm ủ cho lên men sau khi phơi khô. Chính nhờ phản ứng lên men mà trà đen có mùi thơm đặc biệt và lá trà có màu sậm, từ đỏ hung đến đen tuyền. Cũng nhờ hiện tượng lên men mà trà đen chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng oxy hóa, đồng nghĩa với việc chống tình trạng lão hóa tế bào, chống nhờn và bổ sung chất dinh dưỡng thực vật cho cơ thể. Vì tính năng đặc biệt này mà các hãng dược phẩm, kem chống lão hóa sử dụng các chiết xuất có trong trà đen, đặc biệt là kem chống nhăn dùng cho phụ nữ.
Thay vì uống nước lọc mỗi ngày, bạn hãy thử uống trà đen nóng hoặc lạnh không đường. Không chỉ giúp bạn trẻ lâu mà uống trà đen điều độ còn có tác dụng đốt mỡ và tăng cường quá trình chuyển hóa. Đó là lý do tại sao những người đang giảm cân lại chọn trà đen cho thực đơn của mình.
Ngoài những lợi ích trên, trà đen còn chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe như: florua chống sâu răng và làm chắc men răng, tannins (một chất hóa học giúp tạo proteine) làm êm và chống viêm đường tiêu hóa, theophylline chất kích thích chống các căn bệnh đường hô hấp như suyễn…
Nếu bạn chưa thích uống trà thì hãy tập đi nhé. Trà đen mang lại nhiều thứ cho bạn hơn là bạn nghĩ đấy!
Tham khảo các sản phẩm Vietblend đang cung cấp vui lòng
- Miền Bắc: Số 10/1, Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Miền Nam: Số 74 cư xá Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Pha chế đồ uống