Câu chuyện kinh doanh
Đối với kinh doanh nhà hàng, để đảm bảo lợi nhuận cho quán cũng như đảm bảo lợi thế cạnh tranh với đối thủ thì bạn cần phải tính toán giá cost thật cẩn thận. Vậy giá cost là gì? Có cách nào để tính giá cost đồ ăn chính xác và hiệu quả? Cùng GoACADEMY khám phá ngay câu trả lời trong bài viết này.
Giá cost là gì?
Định nghĩa giá cost (tên tiếng anh là Food cost) là giá bán của mỗi món ăn của nhà hàng. Giá cost của sản phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu, dụng cụ, nhân công, chiến dịch marketing và bao gồm các chi phí khác (nếu có).
Vì vậy, khi quản lý nhà hàng, bạn cần phải thận trọng điều chỉnh giá bán sản phẩm sao cho phù hợp vào từng thời điểm (ngày thường, dịp lễ, tết,…) để đảm bảo lợi nhuận cho nhà hàng của bạn.
Tính giá cost đồ ăn, nhà hàng sẽ nhận được những lợi ích nào?
Khi tính toán chính xác giá cost sản phẩm, nhà hàng của bạn sẽ nhận được những lợi ích như:
- Các chi phí mua nguyên liệu như thực phẩm, mắm muối,… sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.
- Định giá món ăn phù hợp với giá thị trường và với đối thủ cạnh tranh.
- Các chi phí phân bổ nguồn vốn, dòng tiền trong kinh doanh cũng được quản lý hiệu quả.
- Bạn có thể nắm bắt cụ thể tình hình kinh doanh của quán, doanh thu, lãi lỗ chính xác.
- Căn cứ vào giá cost, bạn có thể tung ra các chương trình khuyến mãi, mã giảm giá, voucher,… để khách hàng có thêm động lực ghé đến nhà hàng trong những lần kế tiếp.
Các chi phí bạn cần quan tâm khi tính cost đồ ăn
- Chi phí cố định gồm mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ và phần mềm quản lý.
- Chi phí trực tiếp gồm các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm như nguyên vật liệu, gia vị, chén, cốc, đũa, thìa,… và các sản phẩm tồn kho.
- Tổng chi phí nhân công gồm tiền lương, tiền thưởng dành cho nhân viên (pha chế, bếp, phục vụ, thu ngân).
- Chi phí dịch vụ gồm các chi phí marketing, xây dựng thương hiệu, tổ chức sự kiện,…
- Chi phí phát sinh gồm điện nước, thủ tục pháp lý, khấu hao mặt bằng và chi phí bán hàng.
- Cuối cùng là biến phí gồm các chi phí phát sinh khi chất lượng món ăn có sự thay đổi theo mùa. Chẳng hạn như: món tráng miệng – đối với các loại trái cây trái vụ, thì giá nhập sẽ có phần nhỉnh hơn nên bạn cần phải điều chỉnh giá cao hơn một chút so với các món ăn có nguyên liệu cố định.
Tham khảo thêm công thức tính giá bán sản phẩm cập nhật mới nhất năm ngay
Cách tính giá cost đồ ăn trong kinh doanh nhà hàng
Sau khi tìm hiểu giá cost là gì, lợi ích và các chi phí cần quan tâm khi tính giá cost. Tiếp theo, GoACADEMY sẽ gợi ý đến bạn một số cách để tính cost đồ ăn cho nhà hàng của mình.
Cách 1: Tính giá cost đồ ăn theo đối thủ cạnh tranh
Xem thêm : Bột trà xanh matcha Nhật Bản: “Thần dược” chất lượng, mua ở đâu để tìm được loại tốt nhất?
Đây là cách tính khá đơn giản và không quá phức tạp được nhiều chủ quán áp dụng. Bạn có thể theo dõi tình hình thị trường, sau đó dựa vào giá bán của đối thủ trong khu vực rồi lên kế hoạch tính toán mức giá cho nhà hàng của mình.
Bạn không nên để mức giá của món ăn thấp hơn so với đối thủ quá nhiều, nhất là đối với các món ăn tương tự với đối thủ. Bởi điều này sẽ vô tình gây ra áp lực cho chính quán của bạn khi cân đối các chi phí như marketing, chăm sóc khách hàng.
Cách 2: Định giá cho món ăn theo chi phí và lợi nhuận
Để tính cost đồ ăn theo chi phí, bạn có thể dựa vào công thức sau: P = C + (I + V)/m + X. Trong đó:
- P là giá bán trên menu.
- C là chi phí giá vốn của món ăn.
- I là chi phí quản lý, vận hành và marketing.
- V là số tiền thu hồi vốn, chi phí cơ hội/lãi ngân hàng.
- X là lợi nhuận bạn mong muốn đạt được.
- m là hệ số dự trù mức doanh số mà bạn bán được trong tháng, lưu ý: m càng tăng thì lợi nhuận đem lại cho nhà hàng càng lớn.
Trong đó: V = (v+a.n.v)/n
- v là vốn đầu tư ban đầu.
- a là lãi suất ngân hàng/lãi vay.
- n là dự trù số tháng hòa vốn, giá trị này dựa vào số năm bạn ký hợp đồng với chủ cho thuê mặt bằng.
Ví dụ: một cái bánh flan – món tráng miệng có:
- Giá vốn C là 4.500 đồng.
- Tổng chi phí quản lý, vận hành I là 18 triệu đồng một tháng.
- Tổng chi phí đầu tư nhà hàng V là 100 triệu đồng.
- Hệ số dự trù doanh số m là 2100 đĩa một tháng.
- Và nếu quán không có lợi thế cạnh tranh thì X là 0.
Thay tất cả giá trị vào công thức trên, bạn sẽ tính ra được giá cost món tráng miệng là P = 14.500 đồng. Hoặc bạn có thể làm tròn lên thành 15.000 đồng và đưa vào menu của nhà hàng.
Xem thêm: Cách định giá menu đồ uống cho quán cafe, trà sữa có lãi
Cách 3: Tính giá cost theo tiêu chuẩn của đồ ăn
Nếu cách 2 quá rườm rà thì bạn có thể định giá món ăn theo công thức:
Giá cost = Giá vốn chi phí nguyên liệu / % chi phí thực phẩm
Xem thêm : 10 Cách sử dụng hạt CHIA hiệu quả nhất
Trong đó, tỷ lệ chi phí thực phẩm phụ thuộc vào quy mô của nhà hàng và dao động từ 25% – 55%. Tuy nhiên để tính giá cost, thông thường các nhà hàng sẽ chọn tỉ lệ là 35%. Chẳng hạn như:
- Giá vốn nguyên liệu của một cái bánh flan là 10.000 đồng.
- Chi phí nguyên liệu chiếm 35%.
Vậy giá cost của cái bánh flan = 10.000/35% = khoảng 25.000 đồng.
Nếu giá cost có thể giúp bạn kiểm soát tốt dòng tiền kinh doanh, định giá cho từng món ăn để bạn thực hiện các chương trình ưu đãi thu hút khách hàng. Thì việc sở hữu thêm một phần mềm quản lý giá sản phẩm cho nhà hàng sẽ là sự kết hợp hoàn hảo. Phần mềm GoF&B chính là giải pháp dành cho bạn.
Thu thập thêm bí quyết tăng giá bán sản phẩm mà khách hàng vẫn hài lòng cho nhà hàng của bạn
GoF&B giúp bạn quản lý giá sản phẩm tối ưu
Phần mềm quản lý nhà hàng GoF&B giúp bạn tối ưu quy trình quản lý với các tính năng hiện đại:
Tính năng quản lý giá sản phẩm
GoF&B cho phép bạn tạo sản phẩm mới và nhập giá bán của sản phẩm. Đồng thời cho phép bạn thêm tên nguyên vật liệu và nhập mức giá của nguyên vật liệu đó ngay trong lúc tạo sản phẩm vô cùng thuận tiện.
Sau khi tạo sản phẩm thành công, phần mềm sẽ hiển thị cụ thể tên, mức giá của sản phẩm, kèm theo đó là hình ảnh và trạng thái của sản phẩm. Bạn cũng có thể cập nhật lại giá cho sản phẩm vào từng thời điểm (vào các dịp lễ, tết, noel, khuyến mãi,…).
GoF&B còn hỗ trợ quản lý các khoản chi phí và thuế, theo dõi tình hình kinh doanh chi tiết theo các hạng mục doanh thu chi phí, lãi lỗ,… Và theo dõi tổng quan các phiên giao dịch (theo ca, đơn hàng, nguyên vật liệu,…). Tích hợp biểu đồ trực quan theo thời gian giúp thống kê kết quả chính xác.
Một số tính năng quản lý khác
- Quản lý đơn hàng giúp bạn nhanh chóng nắm bắt các thông tin và trạng thái đơn hàng. GoF&B sẽ hiển thị đơn hàng và trạng thái đơn hàng theo bàn cho thực khách tại nhà hàng.
- Quản lý sản phẩm, bạn có thể quản lý sản phẩm theo nhiều phương thức, thuận tiện theo dõi tình trạng sản phẩm để phản hồi khách hàng tức thời.
- Kiểm soát tồn kho nguyên vật liệu giúp bạn hạn chế thất thoát nguyên liệu không lý do và nhập hàng cho các sản phẩm hết hàng.
- Quản lý khách hàng, hệ thống sẽ lưu trữ chi tiết tất cả thông tin khách hàng từ online đến offline để bạn xác định được tổng số lượng khách hàng đã đăng ký, tạo tài khoản đặt hàng. Từ đó, giúp xây dựng các chiến lược marketing phù hợp.
- Tính năng tạo các chương trình khuyến mãi cho phép bạn tạo các ưu đãi với nhiều hình thức như: giảm giá, miễn phí giao hàng,… nhằm kích thích hành vi mua hàng.
- Quản lý nhà cung cấp giúp bạn kiểm soát thông tin và phân loại các đơn vị cung cấp từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh tiến triển hiệu quả.
- Quản lý nhân viên, thông qua tính năng này bạn có thể phân quyền nhân viên phục vụ theo chức năng và sắp xếp nhân viên nhanh chóng.
- Đa dạng phương thức thanh toán nhà hàng như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc thanh toán tiền mặt tại quầy.
- Tích hợp thêm hai đơn vị vận chuyển chủ yếu là Ahamove có sẵn trên GoF&B hoặc có thể tự vận chuyển.
Kết luận
Qua bài viết trên, GoSELL hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ giá cost là gì cùng các thông tin về lợi ích, cách tính giá cost và giải pháp quản lý giá sản phẩm hiệu quả cho nhà hàng của bạn. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất tại GoACADEMY để cập nhật liên tục các kiến thức mới, bạn nhé.
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Pha chế đồ uống