Nguồn dữ liệu chính là kho thông tin quý báu của các doanh nghiệp. Vì thế việc lưu trữ và phân loại dữ liệu trong doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hỗ trợ trong việc quản lý dữ liệu hiệu quả và an toàn.
1. Top 5 giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp
1.1. Dedicated server – máy chủ dùng riêng
Dedicated Server, nói một cách đơn giản, là một máy chủ độc lập với cơ sở hạ tầng máy chủ vật lý riêng. Thông thường, Dedicated Server được cài đặt tại một trung tâm dữ liệu (Datacenter), được bao quanh bởi hệ thống điện, kết nối internet, hệ thống báo cháy, nguồn cấp điện dự phòng, UPS, và nhiều tài nguyên khác để duy trì hoạt động của máy chủ.
Bạn đang xem: Top 5 các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp thịnh hành hiện nay
Tuy nhiên, máy chủ dùng riêng có mức chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì tương đối cao. Để thay thế thiết bị phần cứng cũng là một quá trình phức tạp làm cho khả năng mở rộng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Hơn nữa lưu dữ liệu trên máy chủ dùng riêng cũng phức tạp hơn so với Cloud Server hay VPS. Vì thế, hệ thống này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp lớn với nguồn tài chính và khả năng hoạt động ổn định.
1.2. VPS (Virtual Private Server) – Máy chủ riêng ảo
VPS gồm các thành phần: CPU, RAM riêng, dung lượng ổ HDD. Độ ổn định của máy chủ vật lý sẽ có tác động đến hoạt động của máy chủ riêng ảo. Hệ thống VPS sẽ dừng hoạt động và bị mất dữ liệu nếu máy chủ vật lý gặp trục trặc. Doanh nghiệp phải tự chi trả các chi phí cho toàn bộ cấu hình khi sử dụng VPS. Mặc dù việc mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên trên VPS bị giới hạn trong cấu hình nhưng ít tốn kém và nhanh hơn so với Dedicated Server.
1.3. Cloud Server – Máy chủ Cloud
Cloud server là một trong những loại hình lưu trữ phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Nó khắc phục và đáp ứng được hầu hết nhược điểm của VPS và máy chủ vật lý. Máy chủ cloud hoạt động trên nền tảng điện toán và gọi là lưu trữ đám mây.
Hơn thế nữa, dịch vụ lưu trữ cloud server còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp và người dùng:
– Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp chỉ cần trả phí cho không gian lưu trữ mà doanh nghiệp đã sử dụng. Không cần bỏ nhiều chi phí để mua ổ cứng, phần cứng,…
– Chia sẻ dễ dàng: Doanh nghiệp có thể chia sẻ quyền truy cập cho nhân viên, đối tác, khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng và an toàn.
Xem thêm : Cách loại bỏ rung bàn phím trên Xiaomi Mi 11
– Khả năng đồng bộ hóa cao: Các dữ liệu có thể được truy cập, đồng bộ hóa từ tất cả các thiết bị có Internet vớicloud server một cách dễ dàng. Khi chuyển các tài liệu giữa các thiết bị với nhau, chúng sẽ được giữ nguyên và tự động cập nhật.
– Tự động hóa: Quy trình tự động hóa của Cloud Server sẽ thực hiện các việc sao lưu dữ liệu. Bạn chỉ cần chọn dữ liệu cần sao lưu, thời gian, tần suất sao lưu,…
1.4. DAS – Giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống
DAS là giải pháp lưu trữ dữ liệu kiểu truyền thống. Khi sử dụng giải pháp lưu trữ DAS mỗi máy chủ phải có hệ thống lưu trữ và phần mềm quản lý lưu trữ riêng biệt.
Về ưu điểm của DAS bao gồm:
– Dễ lắp đặt, chi phí thấp, hiệu năng ổn định.
– Được thiết kế tối ưu với máy chủ.
Tuy nhiên khả năng mở rộng còn hạn chế là một nhược điểm của giải pháp này. Ngoài ra, giải pháp này buộc phải tăng số lượng máy chủ nếu dữ liệu tăng cao, điều đó sẽ tạo nên những vùng dữ liệu phân tán. Vì thế, cần phải quản lý và sắp xếp lại dữ liệu trên tất cả server dẫn đến chi phí tổng thể tăng và bất tiện khi sao lưu, bảo vệ và truy xuất dữ liệu.
DAS phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với các doanh nghiệp lớn giải pháp này chưa đáp ứng hết được các nhu cầu cao trong việc giải quyết và sắp xếp lưu trữ dữ liệu hiệu quả.
1.5. SAN – Giải pháp lưu trữ dữ liệu hiện đại
Xem thêm : Bật mí cách chặn Zalo mà người khác không biết
SAN (Storage Area Network) – đây là giải pháp lưu trữ dữ liệu trên hệ thống mạng độc lập cho phép các máy chủ và thiết bị tham gia lưu trữ truyền dữ liệu cho nhau. Giải pháp này có khả năng thực hiện quản lý tập trung và chia sẻ dữ liệu cũng như tài nguyên lưu trữ. Mạng SAN sử dụng công nghệ cáp quang giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô, tăng cao hiệu năng, tính sẵn sàng.
SAN có hai mức gồm:
– Mức vật lý: Bằng cách liên kết các thành phần của mạng để tạo hệ thống lưu trữ đồng nhất hỗ trợ sử dụng đồng thời cho nhiều người dùng và ứng dụng.
– Mức logic: Các công cụ quản lý, ứng dụng và dịch vụ được xây dựng trên nền tảng các thiết bị lớp vật lý.
SAN là giải pháp lưu trữ dữ liệu hàng đầu hiện nay và nó phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp lớn. Tất cả các quy mô và cường độ lưu trữ đều không ảnh hưởng tới các thiết bị trong hệ thống và lưu lượng mạng do được sử dụng mạng độc lập. SAN luôn sẵn sàng truy xuất dữ liệu bất kỳ lúc nào và nó cũng được mở rộng nhanh chóng về dung lượng lưu trữ và số lượng thiết bị.
SAN được đánh giá cao về độ bảo mật dữ liệu nhờ tính năng quản lý dữ liệu thống nhất, tập trung và khi xảy ra sự cố các dữ liệu có thể khôi phục được. Ngoài ra, hệ thống này còn hỗ trợ nhiều giao thức, chuẩn lưu trữ khác nhau như: iSCSI, FCIP, DWDM,…
Tuy nhiên SAN lại có mức chi phí đầu tư ban đầu cao hơn nhiều so với DAS và NAS.
2. Kết luận
Ngoài các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp được giới thiệu ở trên thì các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng VED – một giải pháp kho dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây. Để biết thêm chi những thông tin chi tiết vui lòng nhắn tin qua địa chỉ emailinfo@vdigital.vn. VDI tự hào là đơn vị cung cấp giải pháp “kho dữ liệu trên điện toán đám mây” hàng đầu Việt Nam.
->>> Xem thêm: Điện toán đám mây
3. FAQs – Các câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Công Nghệ