Những tác dụng rau mồng tơi đối với sức khỏe
Khi tiêu thụ rau mồng tơi một cách hợp lý và an toàn, bạn sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe sau đây:
Làm giảm cholesterol, giúp giảm cân
Rau mồng tơi có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet
Một trong những tác dụng của rau mồng tơi là giúp giảm cholesterol. Chính thành phần chất nhầy trong rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol. Khi cholesterol nội sinh và ngoại sinh bị giữ lại trong ruột sẽ khiến cho chất béo trong thực phẩm không thể ngấm qua được màng ruột, từ đó lượng cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân.
Ngoài ra, do rau mồng tơi chứa rất ít chất béo và calo (100 gram lá mồng tơi chỉ có 19 calo) nên đây là loại thực phẩm rất phù hợp cho những ai muốn giảm cân.
Ngăn ngừa loãng xương
Không chỉ có chất nhầy pectin, trong mồng tơi còn hàm lượng canxi cao, do đó, ăn rau mồng tơi có tác dụng giúp xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày, trong khi đó rau mồng tơi có thể cung cấp 55 mg canxi cho cơ thể.
Ngoài ra, thành phần canxi trong rau mồng tơi cũng có thể góp phần cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và các hormone trong cơ thể.
Cải thiện hệ thống tiêu hóa
Với phụ nữ, rau mồng tơi có thể cung cấp 4% hàm lượng chất xơ cần thiết hàng ngày và ở nam giới là 3%. Chất xơ là chất quan trong cho cơ thể vì nó có khả năng ngăn ngừa táo bón.
Hỡn nữa, chất nhầy trong rau mồng tơi còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và trơn tru hơn. Nhờ khả năng kích thích nhu động ruột hoạt động nên ăn rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng rất tốt.
Chứa chất chống oxy hóa
Rau mồng tơi là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể, điển hình như lutein, talinum, zeaxanthin và β-carotene. Các chất này thường hoạt động như những chất bảo vệ các tế bào của cơ thể tránh khỏi những tác hại tiềm ẩn gây ra bởi các gốc tự do khi tiếp xúc với các chất độc từ môi trường bên ngoài.
Xem thêm : Tinh ý một chút, chị em sẽ chọn được ngay hoa hồng tươi, không ướp lạnh chơi suốt Tết
Tốt cho mắt
Lá và thân cây mồng tơi chứa nhiều beta caroten (tiền chất vitamin A), cho nên rau mồng tơi có công dụng tăng cường thị lực và sức khỏe đôi mắt.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A trong rau mồng tơi cũng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, góp phần tạo ra các tế bào bạch cầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Rau mồng tơi có hàm lượng vitamin C cao, đây là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Ngăn ngừa thiếu máu
Tương tự như rau bina, rau mồng tơi cũng là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời cho cơ thể. Sắt là một nguyên tố vi lượng cần thiết để cơ thể sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, chất sắt cũng hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của tế bào.
Có lợi cho tim mạch
Một tác dụng khác của rau mồng tơi là giúp hệ tim mạch để được khỏe mạnh. Ăn rau mồng tơi có thể giúp cơ thể được tiếp nạp thêm nhiều khoáng chất quan trọng như kali, mangan, canxi, magie và đồng.
Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và dịch cơ thể để giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Trong khi mangan và đồng là một yếu tố tạo ra các enzym chống oxy hóa cho cơ thể.
Những đại kị khi ăn rau mùng tơi
Ăn rau mồng tơi chưa chín kỹ
Chúng ta phải áp dụng “ăn chín uống sôi” với không chỉ thịt, cá, trứng mà với cả rau, cụ thể chính là rau mồng tơi có cấu trúc nhớt và cứng.
Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn, kí sinh trùng từ đó giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời còn hạn chế tình trạng bị đầy bụng, đau bụng do khó tiêu và các bệnh liên quan đến tiêu hóa khác.
Ăn canh rau mồng tơi để qua đêm
Xem thêm : Tìm hiểu về các loại rau gia vị phổ biến tại Việt Nam
Vốn dĩ trong rau mồng tơi đã chứa lượng lớn nitrat, nếu để món canh rau mồng tơi qua đêm thì chúng sẽ biến đổi thành nitrite – chất có nguy cơ gây ung thư, ngộ độc, rất ảnh hưởng tới sức khỏe nếu thói quen này không được loại bỏ.
Ăn quá nhiều rau mồng tơi
Rau mồng tơi bên cạnh tác dụng như: Cải thiện hệ tiêu hóa, làm mát cơ thể,.. Nhưng nếu ăn quá nhiều chắc chắn sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Bản thân rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao axit oxalic nên khuyến cáo chỉ ăn khoảng 2 lần trong tuần.
Theo trang sức khỏe vinmec.com: “Chất hóa học này có thể liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các dinh dưỡng quan trọng khác, từ đó cơ thể sẽ thiếu chất và suy yếu.”
Người đang bị tiêu chảy không nên ăn mồng tơi
Dù có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón, nhưng rau mồng tơi được khuyến cáo không dành cho người bị bệnh tiêu chảy hay đại tiện lỏng, nếu không bệnh tình sẽ càng không được cải thiện.
Người bệnh gút nên tránh ăn nhiều mồng tơi
Người mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh gút được yêu cầu tránh xa hoàn toàn loại rau này, bản thân thứ rau có khả năng khiến cơ thể tích tụ axit uric và làm tình trạng bệnh thêm đi xuống.
Không ăn rau mồng tơi kết hợp thịt bò
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Trong nấu ăn, nếu có thịt bò thì không có rau mồng tơi và ngược lại. Đây là điều tiên quyết bởi sự kết hợp của chúng khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn và người bị bệnh như táo bón sẽ không được cải thiện.
Mắc bệnh thận không nên ăn rau mồng tơi
Do chứa nhiều purin – hợp chất khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ biến thành axit uric, làm tăng nguy cơ sỏi thận hình thành. Vậy nên rau đay mồng tơi được khuyến cáo không nên ăn với những người mắc bệnh thận.
Người bệnh đau dạ dày không nên ăn rau mồng tơi
Liên quan đến bệnh dạ dày, không nên ăn rau mồng tơi bởi chúng sẽ làm bệnh không hề khả quan hơn hơn, các triệu chứng như: Khó tiêu, đầy hơi, đau bụng sẽ chỉ trầm trọng hơn.
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Cây trồng