Bản chất của trẻ là thích các hoạt động chơi, hoạt động nhóm trong các góc học tập và từ hoạt động góc đó trẻ sẽ mô phỏng lại xã hội của người lớn. Hoạt động góc có tác dụng giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực thẩm mỹ, ngôn ngữ, trí tuệ và tình cảm xã hội. Đó chính là lý do giải thích tại sao ở các trường mầm non chuẩn quốc tế đều có các góc học tập được thiết kế một cách tỉ mỉ và sáng tạo nhằm phát triển tối đa khả năng của trẻ.
- Kinh nghiệm đi Lotte Mall Võ Chí Công Tây Hồ + bảng giá vé
- Top 20 Trường mầm non Quận 7 Hồ Chí Minh TỐT NHẤT
- Cháo gà cho bé ăn dặm nấu với rau gì? 15+ cách nấu cháo gà đơn giản
- [Review] Trường mầm non Hiển Vinh – Bà Rịa – Vũng Tàu
- Trang trí lớp nhà trẻ như thế nào cho phù hợp với tinh thần năng động và sở thích của các bé
5 góc học tập – nơi con trẻ được sáng tạo thỏa thích theo trí tưởng tượng của mình
Bạn đang xem: 5 góc học tập – 5 góc phát triển toàn diện dành cho trẻ mầm non
Việc cho trẻ hoạt động góc với các học cụ được thiết kế không phải để cho trẻ chơi một cách đơn thuần mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy nhận thức và cảm xúc. Các góc học tập với các giáo cụ càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá, mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
Hiện nay, trong các phương pháp giáp dục sớm hàng đầu, các góc học tập cơ bản đều được phân chia thành 5 góc: Góc gia đình, góc xây dựng, góc đọc sách, góc khoa học và góc nghệ thuật.
Trên thực tế, các hoạt động trên lớp chủ yếu dựa trên hứng thú khám phá cũng như nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn của trẻ. Chúng tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình và tái tạo lại cuộc sống, thế giới muôn màu qua trí tưởng tượng. Hoạt động chơi với học cụ của trẻ không phải thật mà là giả vờ nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật.
+ Góc Gia đình (đóng vai): Trẻ tưởng tượng và giả vờ đóng vai cha mẹ, con cái, các mối quan hệ trong gia đình để thỏa mãn nhu cầu của trẻ tham gia vào xã hội người lớn. Thông qua đó, trẻ được thử nghiệm việc ra quyết định về cách cư xử và cũng như thực hành các kỹ năng xã hội cần thiết.
Xem thêm : Nhà Phao – Nhà Hơi
+ Góc Xây dựng: Trẻ đóng vai các chú công nhân, thợ xây dựng… và cùng hợp tác với nhau để thực hiện một công việc được giao.
+ Góc Đọc sách: Ở giai đoạn mầm non có thể trẻ chưa nắm được các con chữ trong sách nhưng có thể xem và hiểu hình ảnh. Việc xây dựng góc đọc sách sẽ tạo cho trẻ một thói quen tốt theo trẻ cho đến khi trưởng thành. Trẻ có thể nhập vai vào nhân vật trong truyện để có thể kể một câu chuyện theo sáng tác rất riêng của mình.
+ Góc Khoa học: Với các học cụ mang tính gợi mở, trẻ được tái tạo lại những gì đã được cô dạy trẻ trên tiết học, từ đó tư duy trừu tượng phát triển kèm theo tư duy logic, tư duy ngôn ngữ cũng được mở rộng. Việc ghi nhớ những kiến thức thông qua hoạt động chơi bổ ích sẽ tạo thành thói quen ghi nhớ được nhiều, những kiến thức mới sẽ tạo các nếp nhăn khác cho bộ não, từ đó giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo nhiều hơn.
+ Góc Nghệ thuật
Đây được coi là một nơi mà trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, khám phá và trải nghiệm bản thân qua nghệ thuật. Sáng tạo là không giới hạn, thông qua các học cụ tự nhiên và tái chế, trẻ có thể tự mình dẫn dắt và “tự lái chiếc xe học tập” của mình theo các hướng mà mình mong muốn.
Tư duy được phát triển, cảm xúc được thể hiện thông qua các góc học tập
Việc phát triển các góc học tập trong giáo dục mầm non không đơn thuần chỉ là hoạt động chơi dành cho trẻ lứa tuổi mầm non mà thông qua các hoạt động đó, trẻ sẽ được rèn luyện rất nhiều kỹ năng cũng như phát triển tư duy một cách tối đa. Đó là lý do mà hiện nay, các phương pháp giáo dục sớm hàng đầu như Regiio Emilia hay Montessori đều chú trọng đầu tư cho các góc học tập.
Xem thêm : Tổng hợp 10 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hấp dẫn nhất
+ Phát triển cảm xúc: Trẻ có thể hiểu và thể hiện cảm xúc thông qua việc tái hiện những trải nghiệm nhất định. Từ việc đóng vai là cha mẹ, bác sĩ, chú công nhân… các cảm xúc của trẻ sẽ được bộc lộ tối đa.
+ Khuyến khích trí tưởng tượng: Trẻ em có thể là bất cứ ai và làm bất cứ điều gì trong thế giới giả vờ của mình và chính điều này sẽ giúp trí tưởng tượng, sáng tạo của bé bay cao, bay xa hơn.
+ Phát triển kỹ năng ngôn ngữ: Trong các hoạt động góc, trẻ sẽ được tương tác với bạn bè, thầy cô, thậm chí đối thoại với chính mình. Thông qua các hoạt động giao tiếp với người khác sẽ giúp trẻ phát triển sự hiểu biết về những gì đang được truyền đạt.
+ Phát triển kỹ năng xã hội: Việc tham gia vào các góc, đặc biệt là góc nghệ thuật là một phương tiện thực hành kỹ năng đàm phán, tham gia và chia sẻ của trẻ. Điều này cũng cung cấp cơ hội cho trẻ để giải quyết các vấn đề và thử nghiệm các giải pháp cho vấn đề đó.
+ Thư giãn: Chơi tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật theo chính khả năng của mình là một cách tuyệt vời để trẻ thư giãn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khơi gợi các hứng thú của trẻ cho những hoạt động mang tính khoa học tiếp theo.
Có thể nói, việc áp dụng các góc học tập có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển tư duy, thỏa mãn cảm xúc, phát triển ngôn ngữ, cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hoạt động góc được phát triển và mở rộng thông qua các tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực. Đây cũng chính là phương tiện để phát triển tối đa cả về thẩm mỹ, trí tuệ và xúc cảm của trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Hiện nay, Trường Hòa Bình – La Trobe – Hà Nội là một trong những cơ sở đầu tiên áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại Reggio Emilia tại Hà Nội, toàn bộ 5 góc trong lớp học đều được thiết kế theo chuẩn quốc tế với các học cụ đa dạng. Đây sẽ là tiền đề để các bé có thể thỏa sức sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng phong phú của mình.
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non