Như các bạn đã biết, ếch là một loài động vật lưỡng cư. Chính vì thế vòng đời của chúng khá là đậc biệt. Khi phát triển ếch trải qua nhiều hình thái và môi trừng sống khác nhau. Sau đây là vòng đời của ếch mà ếch giống miền trung muốn nói chi tiết với các bạn:
Quá trình ếch giao phối
Quá trình quan trọng nhất trong vòng đời của ếch là quá trình giao phối, trong vòng đời của ếch thì đây là việc không thể thiếu để có thể sinh sản:
Bạn đang xem: Vòng đời của ếch
Trong khi giao phối, ếch đực thường phải ôm chặt lấy phần bụng dưới của con ếch cái trong một cái ôm gọi là cõng để ghép đôi. Nó thật sự leo lên lưng ếch cái, vòng tay ôm chặt “thắt lưng” của con cái, ngay trước chân sau, hoặc ngay sau chân trước, hay thậm chí là bao quanh đầu.
Cõng giao phối ở ếch có thể kéo dài trong nhiều ngày. Thường thì việc cõng giao phối diễn ra ở trong nước, nhưng ở một số loài, như là loài bufos ở hình bên phải, thì diễn ra trên đất hay thậm chí ở trong cây.
Trong một số trường hợp, hành vi tán tỉnh xảy ra phức tạp trước khi giao phối, thì nhiều loài ếch lại được biết đến với việc cố gắng giao phối với bất cứ vật gì chuyển động mà không đủ nhỏ để có thể ăn.
Trứng ếch
Khi ở trong tư thế cõng ghép đôi, ếch đực thụ tinh trứng khi mà chúng được ếch cái thả xuống. Ếch thường đẻ từng quả trứng trong từng bọc trứng, trong khi cóc lại thường đẻ trứng thành các chuỗi dài.
Sau khi thụ tinh xong, một số loài ếch sẽ bỏ mặc trứng của nó, một số khác thì ở lại để bảo vệ. Một số loài lại có những cách chăm sóc trứng của chúng rất lạ. Trong phần tiếp theo, các bạn sẽ biết về một số cách đó!
Xem thêm : Ý nghĩa truyện cổ tích Tấm Cám – câu chuyện về lòng lương thiện của người Việt
Ếch và cóc thường thì đẻ rất nhiều trứng vì từ quá trình thụ tinh cho đến khi thành trưởng thành toàn, trứng và ếch con gặp rất nhiều nguy hiểm. Những quả trứng nào chết thì sẽ thường chuyển sang màu trắng hay đục. Những trứng may mắn nở được thì vẫn phải tiếp tục một cuộc hành trình nhiều nguy hiểm.
Sự sống bắt đầu ngay khi trung tâm lòng đỏ tách ra làm hai. Sau đó nó phân chia ra thành bốn, thành tám, v.v … cho đến khi nó trông hơi giống với một quả mâm xôi nằm trong một tách thạch. Ngay sau đó thì phôi thai bắt đầu trông ngày càng giống như là một con nòng nọc rồi dài ra hơn và di chuyển vòng vòng trong quả trứng của nó.
Thông thường thì trung bình từ 6 đến 21 ngày sau khi trứng được thụ tinh, trứng sẽ được nở. Hầu hết các bao trứng đều được tìm thấy trong các vùng nước tù hoặc là nơi tĩnh lặng, giúp trứng không bị dòng nước tác động nhiều!
Một số loài ếch, như là loài ếch làm tổ trên cây ở vùng bờ biển, thực sự được giao phối trên các cành cây bên trên các ao nước hay chỗ có dòng suối tĩnh lặng. Các khối trứng của chúng được tạo thành những khối bọt lớn trông như là cái kén. Đôi khi khối bọt này bị khô lại dưới ánh nắng, để bảo vệ độ ẩm bên trong. Khi mùa mưa đến thì sau 7 đến 9 ngày phát triển, khối bọt chảy nhỏ giọt xuống và thả những con nòng nọc nhỏ xíu xuống dòng sông hay cái ao bên dưới.
Nòng nọc
Một thời gian ngắn sau khi trứng nở, các con nòng nọc con vẫn ăn phần lòng đỏ còn lại củ trứng, phần mà thực sự được nằm trong ruột của nó! Lúc này, nòng nọc con có mang kém phát triển, miệng, và một cái đuôi nhỏ. Nòng nọc con thực sự dễ bị tấn công vào thời điểm này. Chúng sẽ thường bám vào các cây cỏ dại nổi trong nước hay rong bằng các cơ quan bám dính nhỏ xíu nằm giữa miệng và vùng bụng của chúng. Từ 7 đến 10 ngày sau khi nòng nọc được nở, nó sẽ bắt đầu bơi xung quanh và ăn tảo.
Sau khoảng 4 tuần thì mang bắt đầu bị da phát triển che phủ, cho đến khi đuôi của chúng biến mất hoàn toàn. Nòng nọc có nhiều chiếc răng nhỏ xíu giúp chúng nghiền thức ăn biến thức ăn thành các hạt oxy hóa ở dạng lỏng như súp. Chúng có xoắn ốc, ruột dài giúp tiêu hóa được càng nhiều chất dinh dưỡng càng tốt từ chế độ ăn uống mới của chúng.
Đến tuần thứ tư thì nòng nọc đã có thể thực sự là những sinh vật khá là sống bầy đàn. Một số con còn thậm chí còn đi cùng nhau và bơi nhiều thành đàn như cá!
Nòng nọc có chân
Xem thêm : Có Nên Cho Trẻ Nằm Giường Lưới? Tìm Hiểu Ngay!
Sau khoảng 6 đến 9 tuần thì đôi chân nhỏ xíu bắt đầu nhú lên. Đầu trở nên rõ ràng, chi tiết hơn và thân mình dài. Giờ thì nòng nọc cũng đã có thể ăn được những thức ăn lớn hơn như là côn trùng chết và cả thực vật.
Chân trước của con nòng nọc bắt đầu phình to ra ở nơi mà cuối cùng sẽ trở thành là khuỷu tay.
Sau khoảng 9 tuần thì nòng nọc trông giống một chú ếch bé xíu nhiều hơn và gắn với một cái đuôi rất dài. Giờ thì nó đã gần như sắp trở thành một chú ếch hoàn toàn.
Ếch con hay ếch non
Ở tuần thứ 12 thì nòng nọc chỉ còn một mẩu đuôi nhỏ xíu và trông rất giống như một phiên bản thu nhỏ của một con ếch trưởng thành. Không lâu sau đó nó sẽ rời khỏi nước và chỉ trở lại một lần nữa chỉ để trứng và bắt đầu quá trình của vòng đời mới!
Ếch trưởng thành (đây là giai đoạn hoàn tất 1 vòng đời của ếch):
Từ tuần thứ 12 đến 16 tùy thuộc vào nguồn nước và thức ăn của chúng, ếch đã hoàn tất chu trình phát triển đầy đủ của nó. Một số loài ếch sống ở vùng cao hơn hay nơi lạnh hơn và có thể phải mất cả một mùa đông mới chuyển sang giai đoạn nòng nọc. Có những loài ếch khác có thể có những giai đoạn phát triển là độc nhất vô nhị, khác hẳn vòng đời “truyền thống” của loài ếch từ nòng nọc trong nước…
Giờ thì những chú ếch đã trưởng thành này sẽ một lần nữa bắt đầu lại toàn bộ quá trình từ đầu đến giờ… tìm bạn giao phối và tạo ra thật nhiều những chú ếch con.
Trên đây ếch giống miền trung đã giới thiệu chi tiết vòng đời của ếch. Mong các bạn có thể tham khảo để biết thêm về loài ếch. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Tư vấn kỹ thuật và mua giống: Chú Thiên 0976 266 491
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non