Thêm một loại cây phong thủy đẹp trong trang trí nội thất mà Cây Cảnh Xanh muốn giới thiệu đến bạn hôm nay đó chính là cây hồng môn. Loài cây mang những ý nghĩa tốt lành về tình yêu, sự may mắn và tài lộc. Hãy cùng chúng tôi khám phá xem hồng môn có những đặc điểm gì và cách trồng cây có khó hay không nhé!
- Những loại cây, hoa cả tuần không cần tưới nước, trồng chơi cũng đảm bảo ra hoa
- Ngô tươi bảo quản ngăn mát hay ngăn đá thì mới ngon, đầu bếp mách sự thật bất ngờ
- Cách trồng dưa hấu bằng hạt đúng kỹ thuật, năng suất cao
- Top 23 loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam và tác dụng đối với sức khỏe
- Cách trồng dâu tây ở miền Bắc đầy đủ nhất từ chuyên gia
Đặc điểm về cây hồng môn
Cây hồng môn có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Colombia, Ecuador. Tên gọi khoa học của chúng là Anthurium Andraeanum. Ở mỗi nơi chúng lại có tên gọi khác nhau chẳng hạn như: Cây vĩ hoa đỏ, cây buồm đỏ, cây vĩ hoa tròn. Tại Việt Nam giá cây hồng môn cũng khá rẻ chỉ từ vài chục cho tới vài trăm nghìn đồng tùy theo từng loại to nhỏ, kiểu dáng khác nhau.
Bạn đang xem: Cây hồng môn
Đặc điểm về hình thái
- Là một loài cây sống lâu năm, mọc dưới dạng bụi.
- Cây nhỏ, thân thảo và ngắn, kích thước chỉ khoảng 30-40 cm.
- Lá cây bản to có hình trái tim, dáng lá bầu dục thu nhọn ở đầu. Lá hồng môn có màu xanh đậm, mặt lá bóng còn các lá non màu nhạt hơn. Gân lá nổi lên xếp hình chân vịt. Cuống lá dài tụ về gốc.
- Hoa của cây rất lạ mắt. Chúng có hình giống với chiếc lá hình tim và nhiều màu, nhưng phần lớn ta thường bắt gặp giống hồng môn hoa đỏ. Hoa nở dạng mo, trên mo có đính thêm màu vàng hướng thẳng lên trên mà người ta cho rằng nó tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Thực tế có 3 loại hồng môn gồm: cây tiểu hồng môn, trung hồng môn, đại hồng môn với kích thước khác nhau.
Đặc điểm sinh thái
- Là giống cây ưa bóng và ưa mát, nhiệt độ lý tưởng cho cây là 18-20 độ C và độ ẩm từ 70-80%. Cây sẽ ngừng phát triển nếu đặt ở môi trường có nhiệt độ dưới 15 độ C. Còn với những nơi có nhiệt độ trên 30 độ C khiến chúng bị cháy lá, vàng lá, lâu dài sẽ chết.
- Hồng môn thích hợp với đất phù sa tơi xốp, thông thoáng, đất có trộn thêm mùn hoặc xơ dừa, đặc biệt là được bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục.
- Cây chỉ cần một lượng nước trung bình, nhu cầu nước không nhiều mà cũng không phải quá ít.
Ý nghĩa trong phong thủy của cây hồng môn
Hồng môn được hiểu theo nghĩa là cánh cửa màu đỏ tượng trưng cho một tương lai hạnh phúc, may mắn đang mở ra. Đối với những địa điểm kinh doanh, cây hồng môn thường được đặt ở vị trí cửa đi lại nhằm thu hút nhiều tài lộc cho gia chủ. Được xem là cây cảnh tốt cho đường công danh sự nghiệp. Vì vậy chúng thường được ưu ái đặt tại các cơ quan trụ sở.
Bên cạnh những ý nghĩa tốt lành, hồng môn còn mang lại giá trị cho sức khỏe. Cây có tác dụng điều hòa dòng khí phong thủy, thu hút những năng lượng tích cực và xua đi các dòng khí tiêu cực. Trồng hồng môn khiến không gian sống nhà bạn trở nên trong lanh, hài hòa và dễ chịu hơn.
Xem thêm : Hoa đào: Tác dụng làm đẹp và chữa bệnh từ vị thuốc Hoa đào
Hình dáng của cây biểu tượng cho một tình yêu chân thành, bền lâu. Những bông hồng môn đỏ mang đến sự nồng cháy, sự yêu đời và tinh thần lạc quan.
Cây hồng môn hợp mệnh gì? Tuổi nào?
Nếu ta dựa vào màu sắc của hoa và hệ ngũ hành, sẽ chia ra được làm 2 loại như sau: Đó là đối với hoa có màu nóng như cam, hồng, đỏ thì thuộc mệnh Hoả. Hoa cho màu trắng là mệnh Kim.
Ngũ hành tương sinh, cùng màu thì hợp mệnh, trái màu thì khắc. Vậy người mệnh Hoả và Thổ sẽ thích hợp trồng hồng môn có gam màu nóng.
Những người mệnh Hoả có các tuổi như sau: Bính Dần (1986 và 1926), Ất Hợi (1935, 1995), Đinh Dậu (1957 và 2017), Mậu Tý (1948 và 2008), Giáp Tuất (1934 và 1994), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Đinh Mão (1987, 1927).
Người mang mệnh Thổ sinh vào những tuổi như: Tân Sửu (1961, 2021), Mậu Dần (1938, 1998), Canh Ngọ (1990), Mậu Thân (1968), Tân Mùi (1991), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Tuất (1946, 2006), Đinh Hợi (1947, 2007), Bính Thìn (1976).
Và những người mang mệnh Kim hoặc mệnh Thuỷ sẽ thích hợp trồng hồng môn ra hoa màu trắng.
Xem thêm : Lắt léo chữ nghĩa: Cây đa, cây đề
Cụ thể người mang mệnh Kim sinh vào các năm sau: Ất Mùi (1955, 2015), Nhâm Thân (1932, 1992), Giáp Tý (1924, 1984), Ất Sửu (1985, 1925), Nhâm Dần (1962, 2022), Canh Thìn (1940, 2000), Quý Dậu (1933, 1993).
Những người mang mệnh Thuỷ sinh vào các năm như sau: Quý Tỵ (1953, 2013), Quý Hợi (1983, 1923), Nhâm Tuất (1982, 1922), Đinh Sửu (1937, 1997), Bính Ngọ (1966), Giáp Thân (1944, 2004), Bính Tý (1996).
Công dụng của cây hồng môn
Ngoài việc đem lại những ý nghĩa tốt trong văn hoá tâm linh thì hồng môn còn được biết đến là loài cây có khả năng thanh lọc, điều hoà không khí cực kỳ tốt. Chúng hấp thụ khí CO2 và thải khí O2 giúp không khí luôn trong lành, xanh mát. Hồng môn có khả năng lọc được một số chất độc hiện nay như xylene, toluene, formaldehyde và amoniac,..
Đặt một chậu hồng môn bé xinh trong phòng ngủ, văn phòng làm việc giúp mọi người được thư thái, thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi hơn rất nhiều.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hồng môn
Cách trồng
Cây hồng môn có thể gieo trồng bằng 2 phương pháp sau:
- Phương pháp gieo trồng tách bụi: Khi cây trưởng thành cây sẽ mọc thêm các cây con. Đơn giản bạn chỉ cần nhổ lấy cây con rồi đem trồng xuống đất hoặc vào chậu cảnh. Sau đó tiến hành chăm sóc và tưới nước cho cây thường xuyên. Tốc độ phát triển của hồng môn nhanh. Trong vòng 1 tháng sau chúng đã có thể phát triển bình thường thậm chí mọc thêm cây mới.
- Trồng cây bằng phương pháp gieo hạt: Hạt giống bạn có thể dễ dàng tìm mua từ các nhà vườn, tiệm cây giống. Sau đó gieo trực tiếp xuống đất. Sau đó chú ý tưới nước thường xuyên, chờ hạt giống nảy mầm. Thường thì phương án gieo hạt rất ít được áp dụng vì vừa mất thời gian lại vừa tốn công chăm sóc hơn.
Cách chăm sóc
- Về nước tưới: Hồng môn không chịu được ngập úng nên ta cần hạn chế việc tưới quá nhiều nước để tránh bị chết cây. Mọi người có thể tưới 2 lần – 3 lần/tuần là được
- Nhiệt độ thích hợp: Để giúp hồng môn được phát triển và sinh trưởng tốt nhất nên ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Tránh đặt chúng trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt. Văn phòng nơi không gian mát mẻ, có điều hoà rất thích hợp cho loại cây này.
- Ánh sáng: Mọi người nên để cây ở vị trí sao cho chúng thuận tiện hấp thụ được ánh sáng mặt trời. Nếu trồng trong nhà, thời điểm thích hợp đưa cây ra ngoài là sáng sớm hoặc chiều muộn. Ngoài ra khi ở trong ánh sáng nhân tạo của đèn điện, chúng vẫn phát triển bình thường.
Cây hồng môn là một loài cây đẹp lại có nhiều ý nghĩa tốt lành. Nếu bạn muốn tìm hiểu và trồng giống hồng môn này, hãy liên hệ với Cây Cảnh Xanh để được hướng dẫn cụ thể hơn về cách chăm sóc chúng!
Nguồn: https://mamnontueduc.edu.vn
Danh mục: Cây trồng